Rao bán cổ phần Maritime Bank: SCIC liệu có “thoát ế”?

Châu Huệ 28/02/2018 06:10

Trong khi mức giá mà VNPT đưa ra là 11.900 đồng/cp nhưng vẫn ế ẩm thì mức giá 12.400 đồng/cổ phần mà SCIC đưa ra được đánh giá là khá cao và khó lòng đấu giá thành công.

Cổ phần Maritime Bank từng nhiều lần ế ẩm trong các lần đấu giá công khai.

Cổ phần Maritime Bank từng nhiều lần ế ẩm trong các lần đấu giá.

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa có thông báo về việc đấu giá bán cổ phần của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank - MSB) do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sở hữu.

Cụ thể, SCIC sẽ đưa 2,4 triệu cổ phần Maritime Bank ra đấu giá với mức giá khởi điểm là 12.400 đồng/cổ phần. Đồng nghĩa, SCIC dự kiến sẽ thu về ít nhất 29,7 tỷ đồng từ đợt đấu giá này.

Hình thức đấu giá là đấu giá cả lô, theo đó mỗi nhà đầu tư phải đăng ký mua toàn bộ 2,4 triệu cổ phần mà SCIC chào bán. Thời gian tổ chức đấu giá dự kiến vào 8h30, ngày 28/3/2018.

Vào đầu năm 2018, VNPT cũng tuyên bố đấu giá lần hai nguyên lô hơn 71 triệu cổ phần nắm giữ tại Maritime Bank. Đây là lần thứ 3 VNPT đăng ký bán đấu giá cổ phiếu MSB nhưng thất bại vì không có nhà đầu tư. Trong khi mức giá mà VNPT đưa ra là 11.900 đồng/cp nhưng vẫn ế ẩm thì mức giá 12.400 đồng/cổ phần mà SCIC đưa ra được đánh giá là khá cao và khó lòng đấu giá thành công.

Không riêng gì VNPT, vào năm 2016, SCIC cũng đã từng chào bán cổ phần tại Maritimebank nhưng đành ngậm ngùi chịu thất bại từ khi chưa diễn ra khi đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (15 giờ 30 ngày 19/10/2016), HNX thông báo không có nhà đầu tư nào đăng ký. Theo quy định tại Điều 15 Quy chế bán đấu giá cổ phần của SCIC tại Maritime Bank, ban hành kèm theo Quyết định số 604/QĐ-SGDHN ngày 28/9/2016 HNX, cuộc đấu giá không đủ điều kiện để tổ chức.

Đã có một số nguyên nhân được đưa ra. Thứ nhất, số lượng cổ phần sang nhượng quá ít. Toàn bộ số cổ phần Maritime Bank mà SCIC chào bán là 2.402.325 đơn vị, tương đương 0,3% vốn điều lệ của ngân hàng. Tỷ lệ cổ phần mà nếu đấu giá cả lô theo phương thức phía chào bán đặt ra, nhà đầu tư có sở hữu cũng gần như chẳng có can thiệp, tiếng nói hay vị trí gì ở Maritime Bank. Nếu sở hữu họ cũng chỉ là nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Thứ hai, ở phương diện nhà đầu tư nhỏ muốn đấu giá trọn lô sở hữu cổ phiếu Maritime Bank, tổng giá trị cổ phần chào bán tính trên mức giá chào khởi điểm 11.700đồng/cổ phần, tương đương 25 tỷ đồng, lại khá cao.

Thứ ba, ở phương diện giá khởi điểm, xét góc độ của các nhà đầu tư nói chung, bao gồm cả nhóm đầu tư tài chính dài hạn và lướt sóng, giá chào bán của SCIC đối với cổ phần Maritime Bank là mức giá “phi thực tế”.

Được biết, Maritime Bank có vốn điều lệ 11.750 tỷ đồng và là ngân hàng hiếm hoi đến thời điểm hiện tại chưa công bố kết quả kinh doanh năm 2017.

Báo cáo tài chính quý 2/2017 của Công ty CP tập đoàn Đại Dương (OGC) cho thấy, Công ty này vẫn đang vay nợ khoảng 445 tỷ đồng của Maritime Bank cũng còn khoản tiền chưa lấy được tới 500 tỷ đồng tại công ty con của OGC là Công ty cổ phần dịch vụ hỗ trợ và phát triển đầu tư. Cụ thể 500 tỷ đồng này là trái phiếu do MSB phát hành cho công ty con với mục đích đầu tư vào dự án Sunrise Resort Hội An và bổ sung vốn lưu động. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Rao bán cổ phần Maritime Bank: SCIC liệu có “thoát ế”?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO