Rào cản kỹ thuật khiến doanh nghiệp khó tận dụng FTA thế hệ mới

Diendandoanhnghiep.vn FTA thế hệ mới tạo cơ hội để Việt Nam xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, các FTA còn rào cản kỹ thuật, quy tắc xuất xứ... mà các doanh nghiệp cần tuân thủ để “sòng phẳng” trong sân chơi hội nhập.

Tính từ tháng 1/2022 đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt 39,58 tỷ USD, tăng 2,7%. Điều này cho thấy, đà phục hồi sản xuất của doanh nghiệp đang có nhiều tín hiệu tích cực.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn lo lắng khi đang bị sức ép kép: giá xăng tăng và hàng rào kỹ thuật bủa vây. 

Các rào cản kỹ thuật vẫn là trở ngại lớn đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trong việc tận dụng cơ hội từ FTA.

Các rào cản kỹ thuật vẫn là trở ngại lớn đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trong việc tận dụng cơ hội từ FTA.

Thị trường nhập khẩu “đua” dựng rào cản 

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động vật thuộc Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thông (SPS), cho biết, chỉ từ đầu năm đến nay, Văn phòng SPS đã tổng hợp được 57 thông báo của các nước thành viên WTO.

Trong đó bao gồm 44 dự thảo và 13 văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật, thực vật có thể ảnh hưởng tới mặt hàng nông, lâm và thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. 

Cụ thể, với thị trường Hoa Kỳ, Chính phủ nước này sẽ tập trung điều chỉnh mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép trên các sản phẩm nông, thủy sản như chuối, đậu xanh, cà phê, sản phẩm chè không đóng gói hoặc chè đóng gói. Tương tự, với thị trường Canada là những điều chỉnh liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản thô và nông sản đã chế biến. Riêng với thị trường châu Âu thì bổ sung những quy định phòng ngừa, kiểm soát và loại bỏ một số bệnh truyền nhiễm trong thực phẩm chế biến… 

Nhiều thị trường khác như Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc… cũng điều chỉnh biện pháp quản lý kiểm dịch nhập khẩu động vật và thực vật; quy trình giám sát vệ sinh dịch tễ nhà nước tại biên giới hải quan và lãnh thổ hải quan; truy xuất nguồn gốc, ghi nhãn với việc nhập khẩu, lưu trữ, phân phối, thương mại hóa; thiết lập giới hạn tối đa với các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm, thực phẩm bổ sung, phụ gia; danh sách các chất phụ gia được phép để sản xuất… nhằm thắt chặt hơn rào cản kỹ thuật với hàng hóa nhập khẩu. 

Đánh giá về vấn đề trên, nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc thắt chặt rào cản kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng hóa của các nước xuất khẩu là xu hướng nhiều thị trường nhập khẩu đang áp dụng.

Việc thắt chặt này một mặt đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân của họ nhưng quan trọng hơn là làm giảm sức cạnh tranh của hàng ngoại nhập, góp phần ổn định sản xuất trong nước, bởi khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký, nhiều sản phẩm của các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam, đang được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%. 

Từng bước tuân thủ các “rào cản kỹ thuật”

Theo các chuyên gia, trong thương mại quốc tế, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Technical Barriers to Trade - TBT) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó.

Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như: sức khỏe con người, môi trường, an ninh... Vì vậy, mỗi nước thành viên của EVFTA, CPTPP, RCEP... đều thiết lập và duy trì một hệ thống biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hóa của mình và hàng hóa nhập khẩu.

Ông Nguyễn Hữu Nam chia sẻ thêm, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Bên cạnh các TBT, thị trường xuất khẩu trong các FTA thế hệ mới còn áp dụng những biện pháp kiểm dịch động - thực vật, nhất là đối với sản phẩm nông sản, chăn nuôi... Đây là các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người, vật nuôi, động - thực vật qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các bệnh có nguồn gốc từ động - thực vật.

>> Thủy sản vượt khó nhờ FTA thế hệ mới

>> FTA thế hệ mới - "cửa sáng" vượt COVID

Hình thức của các biện pháp kiểm dịch động thực vật có thể rất đa dạng. Ví dụ, đó có thể là yêu cầu về chất lượng, về bao bì, về quy trình đóng gói, phương tiện và cách thức vận chuyển động - thực vật, kiểm dịch, phương pháp lấy mẫu, thống kê...

Theo ông Đặng Tường Khanh, Giám đốc Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức (H.Định Quán), trong thời gian qua, công ty đã thường xuyên chú trọng đầu tư đổi mới, cập nhật công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, phát triển nhiều dòng sản phẩm đạt chứng nhận UTZ (chứng nhận toàn cầu về sản xuất và kinh doanh nông sản có trách nhiệm của Hà Lan)...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rào cản kỹ thuật khiến doanh nghiệp khó tận dụng FTA thế hệ mới tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714099104 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714099104 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10