Theo Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), Nobufumi Miura, Nghị định số 82/2018/ND-CP đang gây trở ngại cho các công ty và nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2019 (VBF 2019) diễn ra ngày 10/1 tại Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), Nobufumi Miura đã chỉ ra một số khó khăn của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó đặc biệt là sự thay đổi đột ngột trong các quy định pháp luật, gây rủi ro lớn cho các công ty và nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh.
“Vẫn có những trường hợp mà trong đó lợi ích hợp lý của các công ty và nhà đầu tư nước ngoài không được bảo vệ trong quá trình áp dụng các quy định pháp lý. Có những rủi ro kinh doanh mà các công ty nước ngoài không thể bỏ qua và có thể là lý do khiến họ ngần ngại đầu tư thêm” – Chủ tịch JCCI thẳng thắn nói.
Cụ thể, Nghị định số 82/2018/ND-CP, được ban hành vào ngày 22 tháng 5 năm 2018 và có hiệu lực thi hành trong một thời gian ngắn kể từ tháng 7 năm 2018, đã bãi bỏ chính sách giảm 50% thuế thu nhập cá nhân. Việc bãi bỏ đột ngột các ưu đãi thuế này đã ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận kinh doanh và chiến lược vốn của các doanh nghiệp nằm trong đặc khu kinh tế, làm gián đoạn đáng kể hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nếu các biện pháp khuyến khích đầu tư mà chính phủ đưa ra sau đó lại bị các cơ quan thuế bác bỏ hồi tố và các điều khoản xác nhận những bác bỏ hồi tố này liên tục được đưa vào dự thảo luật đầu tư thì các biện pháp khuyến khích đầu tư sẽ không còn hiệu quả trong việc thúc đẩy và thu hút đầu tư.
Có thể bạn quan tâm
10:35, 26/06/2019
10:34, 26/06/2019
09:52, 26/06/2019
Bên cạnh đó, Nghị định số 82/2018/ND-CP cũng đã gây ra những trở ngại nghiêm trọng cho các công ty chế xuất (Doanh nghiệp chế xuất) và các doanh nghiệp sản xuất mới gia nhập thị trường mà đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) kể từ tháng 7 năm 2018.
Mặc dù phải mất khoảng một năm kể từ khi có được IRC/ERC cho đến khi hoàn thành nhà máy, Nghị định số 82 yêu cầu toàn bộ nhà máy phải có rào chắn và được trang bị máy quay an ninh. Nếu nhà máy không có sự xác nhận của cơ quan hải quan, nó sẽ không được công nhận là Doanh nghiệp chế xuất (EPE).
"Trước khi xây dựng nhà máy, người ta thường bắt đầu mua một số nguyên liệu thô, máy móc, thiết bị và các bộ phận. Kết quả là, điều này dẫn đến trở ngại lớn trong hoạt động của công ty vì EPE sẽ không được phê duyệt cho đến khi hoàn thành việc xây dựng nhà máy, hoạt động nhập khẩu không được phê duyệt trừ khi thuế nhập khẩu được miễn giảm và thuế VAT nhập khẩu đã được thanh toán" - Chủ tịch JCCI lý giải.
Ngay cả khi thuế VAT đã được thanh toán, vẫn không thể chắc chắn liệu các công ty có được hoàn lại thuế sau khi được cấp giấy phép EPE không. Bên cạnh đó, việc xây dựng hàng rào nội bộ là vấn đề rất khó khăn đối với các doanh nghiệp chế xuất đang được đặt trong các nhà máy thuê, do đó, khiến họ càng gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề này. Việc thành lập các EPE mới bị tạm dừng ở một số tỉnh thuộc khu vực phía bắc Việt Nam.
Khó khăn về việc không thể lắp đặt hàng rào và máy quay trước khi công ty được thành lập, và việc ban hành Nghị định 82 về các điều khoản đã tồn tại trong quá khứ có thể gây tác động mạnh và đột ngột đến quy định trước đó. Ngoài ra, không thể cấp giấy phép EPE trước khi công ty được thành lập. Tất cả đều là các kết quả của môi trường pháp lý thiếu ổn định của Chính phủ.
Để tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Chủ tịch JCCI đề nghị: “Chúng tôi xin được đề nghị Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép Doanh nghiệp chế xuất (EPE) từ thời điểm thành lập công ty và xác nhận sự tuân thủ Nghị định 82 bằng cách áp dụng cơ chế kiểm toán sau. Tương tự, trong trường hợp thuê nhà máy, chúng tôi kính đề nghị Chính phủ Việt Nam công nhận việc đáp ứng yêu cầu với điều kiện là nhà máy này xây tường ngăn với các công ty khác”.
Ngoài ra, không thể lắp đặt hàng rào và máy quay trước khi công ty được thành lập, và việc ban hành Nghị định 82 về các điều khoản đã tồn tại trong quá khứ có thể gây tác động mạnh và đột ngột đến quy định trước đó. Đồng thời, không thể xin cấp giấy phép Doanh nghiệp chế xuất (EPE) trước khi công ty được thành lập. Tất cả đều là các hệ quả từ môi trường pháp lý thiếu ổn định của Chính phủ.
“Chúng tôi xin được đề nghị Chính phủ Việt Nam xây dựng hệ thống tra vấn trước để các công ty có thể liên hệ với Chính phủ, bao gồm cả cơ quan thuế, để được giải đáp thắc mắc về ưu đãi, cấp giấy phép Doanh nghiệp chế xuất (EPE) từ thời điểm thành lập công ty và xác nhận sự tuân thủ Nghị định 82 bằng cách áp dụng cơ chế sau kiểm toán để tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam” – ông Nobufumi Miura cho hay.