Rủi ro sau tham vọng của Bách hóa Xanh

Bùi Đức Phú 15/06/2019 10:00

Chú trọng thị trường tỉnh lẻ, cung cấp các mặt hàng thiết yếu, có thương hiệu phục vụ cuộc sống người dân là “chiêu bài” để Bách hóa Xanh tiến công vào thị trường bán lẻ.

Nhưng không phải không có rủi ro.Kể từ khi xuất hiện cách đây 3 năm, số lượng cửa hàng của Bách Hóa Xanh đã tăng gần 10 lần, trong đó phần lớn các cửa hàng của Bách Hóa Xanh đang tập trung tại thị trường các tỉnh.

p/Bách Hóa Xanh tham vọng tăng số cửa hàng lên con số 700 vào cuối năm 2019.

Bách Hóa Xanh tham vọng tăng số cửa hàng lên con số 700 vào cuối năm 2019.

Nhìn lại sự phát triển của Bách Hoá Xanh, hay mô hình của Vinmart, Vinmart+, có thể thấy nhận ra toan tính định hình lại thị trường bán lẻ ở phân khúc tỉnh lẻ, nhằm thay đổi thói quen tư duy “đi chợ” của người dân nông thôn.

Điều này thể hiện rõ khi vừa qua Bách Hóa Xanh mở cửa hàng tại tỉnh Tây Ninh kết hợp giữa bán rau, củ quả, thịt cá và đồ gia dụng nhà bếp (sản phẩm của Điện máy Xanh).

Có thể thấy, những mặt hàng của Bách Hóa Xanh hiện nay là những mặt hàng thiết yếu của người dân, mà các mặt hàng này có thể dễ dàng mua được tại chợ.

Tất nhiên, để thu hút người dân đến cửa hàng của mình, Bách Hóa Xanh đang tung ra quân bài thương hiệu, khi các sản phẩm đều được gắn với các thương hiệu nổi tiếng và hầu hết đều minh bạch giá cả cũng như có thể truy xuất nguồn gốc.

Tuy nhiên, đây có thể là quả bom nổ chậm đối với chuỗi cửa hàng này, nếu một sản phẩm của cửa hàng được phát hiện kém chất lượng, trong thời đại 4.0 hiện nay, có thể là một quả bom truyền thông kéo sập thương hiệu của mình.

Một điểm mạnh của các cửa hàng Bách Hóa Xanh là không cần quy mô lớn, chỉ cần đủ để bán những sản phẩm phục vụ những nhu cầu thiết yếu của người dân. Điều này giúp TGDĐ tiết kiệm được chi phí, nhanh chóng mở rộng chuỗi cửa hàng và linh động nguồn vốn. Điều này thể hiện qua tham vọng tăng số cửa hàng lên con số 700 vào cuối năm 2019.

Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn rủi ro, khi cửa hàng nhỏ dẫn tới cơ địa phát triển của cửa hàng cũng bị hạn chế. Nếu nhu cầu của người dân tăng lên, cửa hàng quy mô nhỏ dần không thể mở rộng để bán các mặt hàng khác phục vụ như cầu khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

  • Bách Hóa Xanh và chiến lược lấy khách hàng từ chợ truyền thống

    Bách Hóa Xanh và chiến lược lấy khách hàng từ chợ truyền thống

    05:00, 25/03/2019

  • “Cửa” nào cho Bách Hóa Xanh?

    “Cửa” nào cho Bách Hóa Xanh?

    16:48, 22/03/2018

  • Bán ổi, dưa hấu, chuối… lớn nhất thị trường nhờ những điểm “không giống ai” của Bách hóa Xanh

    Bán ổi, dưa hấu, chuối… lớn nhất thị trường nhờ những điểm “không giống ai” của Bách hóa Xanh

    14:00, 08/05/2019

Ngoài ra, việc mở rộng quá nhanh của cửa hàng Bách Hóa Xanh cũng tiềm ẩn nguy cơ về mặt tài chính doanh thu.

Báo cáo của TGDĐ cho biết có cửa hàng lãi đến 4 tỷ đồng/tháng, nhưng cũng chỉ có 2 cửa hàng như vậy. Nghĩa là, số cửa hàng có lãi của Bách Hóa Xanh không chắc có thể nhiều hơn so với số cửa hàng đang thua lỗ.

Tuy báo cáo của TGDĐ khẳng định chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh đã đạt điểm hòa vốn, nhưng nếu số lượng cửa hàng thua lỗ vẫn nhiều hơn số cửa hàng có lãi, cộng thêm gánh nặng mở rộng số cửa hàng quá nhanh, có thể kéo chìm hệ thống cửa hàng này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Rủi ro sau tham vọng của Bách hóa Xanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO