Rủi ro thủy điện

Phan Nam 28/07/2018 11:00

Sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào khiến hàng trăm người thiệt mạng tiếp tục là hồi chuông đáng báo động đối với hệ thống thuỷ điện tại Việt Nam.

Trong đó, có yêu cầu đặt ra là phải giảm áp lực lên thuỷ điện. Với thực trạng xây dựng hàng nghìn thuỷ điện nhỏ ở Việt Nam, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cho rằng cần thiết phải kiểm tra và đánh giá mức an toàn của tất cả các đập thủy điện trên toàn vùng, từ đó đề ra các biện pháp phù hợp bảo đảm an toàn cho từng hồ - đập. Đồng thời các biện pháp đề ra phải được thực hiện và phải có chế tài và cơ chế giám sát việc thực hiện. Tuy nhiên, về lâu dài cũng như đòi hỏi cấp thiết đối với ngành điện Việt Nam là phải phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.

Thủy điện Hòa Bình xả lũ.

Thủy điện Hòa Bình xả lũ.

Có thể bạn quan tâm

  • Vỡ đập thủy điện Lào sẽ làm mực nước sông Mekong lên nhanh

    15:05, 26/07/2018

  • Thủ tướng quyết định hỗ trợ Lào 200.000 USD khắc phục vỡ đập thuỷ điện

    11:00, 26/07/2018

  • Vỡ đập thủy điện tại Lào thiệt hại như nào đến Hoàng Anh Gia Lai?

    07:09, 26/07/2018

  • Vỡ đập thuỷ điện ở Lào: Nhà thầu phụ Việt Nam tham gia dự án nói gì?

    11:02, 25/07/2018

  • Đại thảm họa vỡ đập thủy điện ở Lào và cảnh báo cho Việt Nam

    19:46, 24/07/2018

Theo chiến lược phát năng lượng tái tạo đến 2030, tầm nhìn 2050 của Việt Nam: Điện năng sản xuất từ năng lượng mặt trời từ 10 triệu kWh năm 2015 đến 2020 tăng lên 1,4 tỷ kWh, năm 2030 tăng lên 35,4 tỷ kWh, năm 2050 tăng lên 210 tỷ kWh. Nguồn điện sản xuất từ năng lượng gió từ 180 triệu kWh năm 2015 tăng lên 2,5 tỷ kWh năm 2020, đạt 16 tỷ kWh năm 2030 và đạt 53 tỷ kWh năm 2050.Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại tỷ lệ đóng góp của điện gió và điện mặt trời vẫn còn rất khiêm tốn.

Chẳng hạn, điện gió hiện mới chỉ ở giai đoạn phát triển ban đầu với tổng công suất 197MW. Rào cản lớn nhất khiến cho nguồn điện này khó phát triển là do hợp đồng mua bán điện (PPA) chưa được chuẩn hoá, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và được cá tổ chức tài chính chấp nhận.

Bên cạnh đó, hiện nay, các dự án điện mặt trời nối lưới đang phát triển tập trung ở miền Trung, Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên với quy mô lớn, tiến độ xây dựng và vận hành nhanh.

Trong khi đó, năng lực lưới điện hiện hữu và lưới điện phát triển theo quy hoạch điện lực lại chưa tính đến hết sự xâm nhập lớn của nguồn điện gió và điện mặt trời vào hệ thống điện dẫn đến không đảm bảo hấp thụ hết toàn bộ sản lượng các nguồn điện này trong tương lai, gây quá tải lưới điện cục bộ, tổn thất điện năng, ảnh hưởng đến độ tin cậy cung cấp điện cho phụ tải điện địa phương. Để giải quyết thách thức này, Bộ Công Thương cho rằng, cần phải có quy hoạch phát triển và kế hoạch đầu tư hợp lý, đồng bộ phát triển giữa nguồn điện và lưới điện.

Từ câu chuyện vỡ đập thủy điện ở Lào và những hệ lụy từ xả lũ của các thủy điện ở Việt Nam những năm qua, vấn đề lớn đặt ra đối với ngành điện là phải có giải pháp quyết liệt hơn nữa để thực hiện chiến lược phát triển năng lượng tái tạo nói trên. Một hướng đi hạn chế sự phụ thuộc vào thủy điện đồng nghĩa với việc hạn chế rủi ro khôn lường từ đây.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Rủi ro thủy điện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO