Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu áp đặt hạn ngạch nhập khẩu đối với thép nhằm thực hiện kế hoạch chống lại thuế kim loại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Các nhà xuất khẩu thép truyền thống sang thị trường EU, như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga… sẽ chịu tác động tiêu cực từ quyết định nói trên của Liên minh này.
Chính sách bảo hộ
Từ ngày 2/2/2019 đến hết tháng 6/2021, tất cả các loại thép được nhập khẩu vào EU phải chịu hạn ngạch để thuận theo ý muốn của những nhà sản xuất thép trong khối EU - những người lo ngại rằng, thị trường sẽ tràn ngập thép do vấp phải chính sách của của Nhà trắng.
Theo đó, 26 chủng loại sản phẩm thép phải chịu mức thuế nhập khẩu 25% cho đến khi hạn ngạch cho mỗi loại sản phẩm cụ thể được thực hiện đầy đủ. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu thép được cho là để tránh chuyển hướng thương mại từ tác động của Mỹ.
Lượng thép nhập khẩu vào EU đã tăng đáng kể từ tháng 3/2018 khi Mỹ áp thuế 25% đối với nhập khẩu thép và 10% đối với nhôm và mở rộng các biện pháp này với EU, Canada và Mexico vào tháng 6 năm ngoái.
Mâu thuẫn giữa Mỹ và EU là một “mô hình thu nhỏ” của chiến tranh thương mại, nhưng lại có tác động sâu sắc đến ngành thép thế giới.
Có thể bạn quan tâm
04:28, 29/04/2018
10:27, 02/03/2018
12:15, 02/03/2018
09:50, 09/11/2015
Việt Nam có bị vạ lây?
Tính đến cuối năm 2018, xuất khẩu sắt thép từ Việt Nam sang EU chiếm khoảng 12,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thép.
Hơn một tháng sau khi EU tuyên bố điều tra phòng vệ với 26 sản phẩm thép có xuất xứ các nước, trong đó có Việt Nam, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang EU giảm liên tục, từ hơn 89 triệu USD tháng 5 xuống khoảng 63 triệu USD vào tháng 10/2018.
Không dừng lại ở đó, đến ngày 18/7/2018, EU áp dụng thuế tạm thời đối với thép cán nguội hợp kim và không hợp kim, thép tấm mạ kim loại và thép không gỉ cán nguội dạng tấm và thanh của Việt Nam.
Các quyết định nói trên cộng với việc áp hạn ngạch đối với thép nhập khẩu chắc chắn sẽ khiến thép Việt gặp nhiều khó khăn hơn nữa khi xuất khẩu vào EU trong thời gian tới.
Thép Việt Nam khó thoát khỏi ảnh hưởng của mâu thuẫn thương mại Mỹ và EU, tức là phải chịu hạn ngạch chung như những quốc gia khác - khó khăn khách quan. Trước tình thế này, doanh nghiệp nào giảm được chi phí sản xuất, thì sẽ chiếm thế thượng phong.