Rủi ro từ mua chung bất động sản

MAI AN 12/09/2021 13:00

Mua chung bất động sản (BĐS) thông qua các ứng dụng là hình thức kinh doanh chưa có quy định cụ thể trong Luật và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng.

Mới đây, Công ty Moonka cho ra đời ứng dụng mua bán trực tuyến, cho phép nhiều nhà đầu tư có thể cùng kết nối, mua chung một căn hộ, nền đất tiền tỉ khi chỉ cần vài triệu đồng. Trước đó, hồi cuối năm 2020, một số đơn vị như Công ty CP RealStake, Công ty REVEX cũng đã cho ra đời mô hình tương tự. 

Góp tiền mua chung bất động sản thực chất là một hình thức huy động vốn của doanh nghiệp

Góp tiền mua chung bất động sản thực chất là một hình thức huy động vốn của doanh nghiệp

Theo PGS TS Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đây là mô hình quỹ đầu tư tín thác BĐS và là một trong những hoạt động thành công của thị trường BĐS quốc tế. Hiện ở Việt Nam, đứng sau các ứng dụng fintech mua chung BĐS thường chính là doanh nghiệp kinh doanh BĐS thực hiện luôn chức năng của các quỹ này.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARs) cảnh báo, đây là mô hình hoàn toàn mới tại Việt Nam nên không có bất kỳ quy định pháp luật nào cho hình thức này. Vì vậy, nó ẩn chứa nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Thậm chí có thể một số đơn vị lập lờ giữa mua chung BĐS và cổ phiếu, cổ phần.

“Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở hiện nay đều chỉ bảo vệ người mua BĐS hoàn chỉnh và đứng tên sở hữu, hay với cổ phiếu thì có Luật Chứng khoán bảo vệ. Trong khi đó người mua một phần BĐS là dở hàng hóa, dở cổ phiếu thì không có quy định hay cơ quan nào bảo vệ nên rủi ro rất cao” - ông Nguyễn Văn Đính cảnh báo.

Hình thức đầu tư này chưa có khung pháp luật điều chỉnh, mọi ràng buộc chỉ dựa vào hợp đồng hợp tác giữa khách hàng với đơn vị phát hành

Mua chung bất động sản là mô hình mới tại Việt Nam nên không có quy định pháp luật nào cho hình thức này

Thực tế, đây là loại hình đầu tư tiếp cận tới các nhà đầu tư nhỏ lẻ, ít vốn, thậm chí có thể là những người dân nông thôn hay các bạn sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm tham gia vào thị trường.

Phân tích rủi ro, ông Huỳnh Phước Nghĩa - Chuyên gia tư vấn cấp cao tại GIBC cho rằng, đây là nền tảng của việc chứng khoán hóa BĐS hay mô hình của quỹ đầu tư tín thác BĐS. Tuy nhiên, nếu là quỹ đầu tư thì phải được cấp phép và chịu sự quản lý của UB Chứng khoán Nhà nước với các điều kiện cụ thể về điều lệ quỹ, ban điều hành, thời gian huy động vốn.

"Với một loại hình đầu tư mà chưa có quy định thì mọi rủi ro khi có tranh chấp, khiếu kiện cá nhân sẽ gánh chịu hoàn toàn. Chính vì vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để đưa ra quy định hướng dẫn cho hoạt động góp vốn đối với một loại tài sản nói chung, trong đó bao gồm BĐS" - ông Nghĩa nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • [eMagazine] Rủi ro từ mua chung bất động sản

    [eMagazine] Rủi ro từ mua chung bất động sản

    04:00, 04/09/2021

  • Mua chung bất động sản có phải “cơ hội vàng”?

    Mua chung bất động sản có phải “cơ hội vàng”?

    11:00, 21/10/2020

  • Soi khối bất động sản

    Soi khối bất động sản "tin đồn" của Thủy Tiên - Công Vinh

    15:28, 10/09/2021

  • Vì sao giá bất động sản sơ cấp không giảm bất chấp COVID-19 kéo dài?

    Vì sao giá bất động sản sơ cấp không giảm bất chấp COVID-19 kéo dài?

    04:00, 10/09/2021

  • Khẩu vị đầu tư bất động sản sau dịch: Vẫn là

    Khẩu vị đầu tư bất động sản sau dịch: Vẫn là "an toàn, dài hạn"

    20:16, 09/09/2021

  • Bất động sản nhà ở toàn cầu thay đổi ra sao với Covid-19?

    Bất động sản nhà ở toàn cầu thay đổi ra sao với Covid-19?

    04:05, 09/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Rủi ro từ mua chung bất động sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO