OKRs - Phương pháp quản trị giúp doanh nghiệp hướng đến thành công vượt bậc. OKRs dành cho những công ty có tham vọng sở hữu tốc độ phát triển 10x.
Phương pháp quản trị OKRs mới được các doanh nhân, nhà lãnh đạo quản lý ở Việt Nam để ý nhiều từ 4-5 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, theo ông Mai Xuân Đạt, CEO J.O.H.N Capital, Seongon, RedMonters- một trong những người đi đầu trong việc đưa phương pháp quản trị này vào Việt Nam, thì đến nay có rất ít nhà lãnh đạo, quản lý áp dụng thành công tại doanh nghiệp của mình.
Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do lãnh đạo/ban lãnh đạo của doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ bản chất của phương pháp quản trị OKRs, chưa biết cách áp dụng/ triển khai hiệu quả vào doanh nghiệp của mình.
Biết đến phương pháp quản trị OKRs qua cuốn sách “Quy tắc của Google” (Work Rule), ông Đạt từng áp dụng phương pháp này vào năm 2018, cho một công ty nhỏ mới mở của mình. Tuy nhiên, do không rành rẽ, nên suốt 2 quý áp dụng OKRs, doanh nghiệp của ông không thu được kết quả nào. Và ông đã từ bỏ việc áp dụng OKRs, cho đến khi ông biết đến cuốn sách Measure what matters (Làm điều quan trọng) của John Doerr, chuyên gia hàng đầu về phương pháp quản trị này ở trên thế giới.
Sau hai tuần ở nhà chỉ chuyên tâm nghiên cứu cuốn sách cùng phương pháp quản trị OKRs, ông Đạt đã quyết định triển khai một cách quyết liệt OKRs vào SEONGON, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Google marketting tại Hà Nội của mình.
Mặc dù doanh số của công ty luôn tăng đều theo các quý, nhưng ông Đạt nắm rõ tất cả những yếu điểm của công ty, và biết rằng “công ty là một chiếc xe đạp không hoàn chỉnh, chắc chắn sẽ vỡ vụn nếu tăng tốc”.
Trước khi áp dụng OKRs, doanh nghiệp của ông Đạt dù vẫn kiếm ra tiền, nhưng tình hình công ty rất tệ. Nhân sự nhận việc sếp giao nhưng có thế không làm, không chủ động làm, lại hay cãi nhau. Không có việc gì cũng cãi nhau, thậm chí cãi nhau với khách. Việc gì sai cũng do lỗi của khách hàng hết.
“Tôi toàn phải đi xử lý sự cố cho các bạn ấy. Rồi công ty có lãi thì do nhân viên, lỗ thì do sếp. Lúc đó tôi rất “thù ghét” nhân viên, tôi thấy mình làm đến nỗi không có thời gian để ngủ, mà tại sao đến công ty thấy nhân viên làm việc chán đến vậy. Bên ngoài nhìn vào thì thấy công ty rất là ngon; nhưng thực ra tôi thấy mình làm giám đốc rất khổ sở. Và đỉnh điểm của việc đó là tôi đã “dỗi” cả công ty và không đến công ty nữa. Tôi bảo là mọi người làm gì thì làm, công ty sập thì thôi, còn tôi không điều hành được nữa. Nhân viên đến nhà tôi không tiếp, chỉ có bạn hành chính đến xin chữ ký thì tôi mới gặp”, ông Đạt chia sẻ.
Sau 4 quý đào tạo và áp dụng OKRs quyết liệt vào doanh nghiệp với tuyên ngôn “hoặc là OKRs hoặc là không gì cả”, doanh nghiệp của ông Đạt đã thu được quả ngọt từ phương pháp quản trị này.
Theo ông Đạt, các công ty thường thất bại ở quý 1 bởi khi mới làm quen với OKRs, mọi người thường đưa ra mục tiêu, sau đó đặt nó sang một bên. Biết được điều này, nên tuần nào ông Đạt cũng hỏi nhân sự về OKRs, khiến họ không thể rời ra được.
“Quý thứ 2, tôi yêu cầu nhân sự cam kết thực hiện OKRs một cách đanh thép. Và vì các bạn đã hứa thực hiện bộ OKRs rồi và được theo dõi hàng tuần, nên các bạn không còn bỏ qua OKRs nữa, các bạn liên kết với nhau để cùng thực hiện mục tiêu, công ty bớt hẳn xung đột, cãi vã”.
Đến quý 3, tức là sau 6 tháng áp dụng OKRs, hệ thống quản trị công ty đã rõ ràng, giúp ban lãnh đạo nhìn thấy rõ các điểm yếu trong đó có nhân sự, để khắc phục. Sau khoảng 9 tháng thì công ty đi hoàn toàn quen với OKRs, có thể đặt ra mục tiêu cao hơn năng lực của mình, đi vào bước phát triển. OKRs kéo được mọi người đi cùng một hướng, thích nghi nhanh với mọi điều kiện mới, kể cả khi dịch bệnh xảy ra.
Bên cạnh đó, nhận thấy các Nhà quản lý đều có các thắc mắc chung về các trở ngại của nhân sự Việt Nam liệu có phù hợp với OKRs hay không, ông Đạt đã bắt tay viết và cho ra mắt cuốn sách “OKRs: hiểu đúng, làm đúng” logic, mạch lạc, dễ hiểu; để giúp tất cả các nhà quản lý, lãnh đạo quan tâm đến phương pháp quản trị này có thể hiểu rõ về bản chất những điều tốt đẹp nhất, hiệu quả nhất, mà OKRs có thể mang lại, cùng các hướng dẫn chi tiết để có thể áp dụng thành công OKRs ngay từ lần đầu.
Cùng với bốn cuốn sách, Làm điều quan trọng (Measure what matters), OKRs căn bản (Objectives & Key Results- Driving Focus, Alignment and Engagement with OKRs), OKRs- bí mật của tăng trưởng (Radical Focus) và Quy tắc Google (Works Rules), OKRs: hiểu đúng làm đúng là bộ 5 cuốn sách tuyệt vời, có thể giúp các nhà lãnh đạo quản lý tìm hiểu cũng như áp dụng thành công phương pháp OKRs vào trong doanh nghiệp của mình, để có thể tạo ra một môi trường làm việc có tính liên kết cao, nhân viên chủ động và cam kết với các mục tiêu, cải thiện hiệu suất và đạt được tốc độ phát triển như mong muốn.
Được phát minh vào những năm 1970 bởi Andy Grove, nhà lãnh đạo của Intel, Phương pháp OKRs (Objectives & Key Results)- Quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt là sự cải tiến của phương pháp quản lý và thiết lập mục tiêu truyền thống MBO (Management by Objectives). Cốt lõi của phương pháp quản trị này là trong một thời gian nhất định (quý/ năm) doanh nghiệp chỉ nên lựa chọn 3-5 mục tiêu thiết yếu nhất, đảm bảo ưu tiên cung cấp đủ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu này. Phương pháp OKRs đã trở nên phổ biến sau khi được nhà đầu tư John Doerr giới thiệu cho Google và vẫn được Google sử dụng từ năm 1999 đến nay. Nhiều doanh nghiệp khác như Netfl Amazon, Facebook, Intel cũng sử dụng phương pháp này. Giá: 239.000 đồng Nhà xuất bản Alphabook phát hành toàn quốc. |
Có thể bạn quan tâm
05:00, 26/12/2020
05:00, 19/12/2020
05:00, 05/12/2020
05:00, 29/11/2020
05:00, 28/11/2020
05:00, 22/11/2020
05:00, 21/11/2020
09:26, 15/11/2020