Xua tan nghi ngại về BRI

Diendandoanhnghiep.vn BRI (Vành đai và Con đường) đã trở thành xu hướng lớn trên thế giới vì mức độ phổ biến và tầm quan trọng của nó với nhiều quốc gia.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh về Vành đai và Con đường ở Bắc Kinh sán 26/4 - Ảnh: Reuters.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh về Vành đai và Con đường ở Bắc Kinh sáng 26/4 - Ảnh: Reuters.

Theo đó, kế hoạch có quy mô khổng lồ về hạ tầng và thương mại của Trung Quốc phải mang lại tăng trưởng chất lượng cao cho tất cả các nước tham gia. Chủ tịch Tập cũng tuyên bố sẽ đảm bảo sự minh bạch và "tính bền vững tài khóa" của tất cả các dự án.

Không giống như Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên vào năm 2017, nơi ông Tập cho biết các ngân hàng Trung Quốc sẽ cho vay 380 tỷ nhân dân tệ (khoảng 56,43 tỷ USD) để hỗ trợ các nước hợp tác trong BRI, Trung Quốc hiện chưa đưa ra một con số chính xác nào về tổng vốn đầu tư cho BRI.

Nhưng theo một số ước tính độc lập cho thấy số tiền có thể lên tới vài nghìn tỷ USD. Bắc Kinh luôn khẳng định sẽ không đưa quốc gia nào vào "bẫy nợ" vì sáng kiến này và chỉ có những ý định tốt đẹp khi triển khai sáng kiến.

Với mục đích mang lại kết quả cùng có lợi và phát triển chung, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, "Mọi thứ nên được thực hiện theo cách thức minh bạch và chúng ta không thể khoan dung với tham nhũng. Chúng ta cũng cần đảm bảo tính bền vững thương mại và tài khóa của tất cả các dự án để chúng sẽ đạt được các mục tiêu dự định theo đúng kế hoạch đề ra."

Russia's President Vladimir Putin arrives at Beijing airport ahead of the Belt and Road Forum in the Chinese capital on April 25.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đến sân bay Bắc Kinh để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Vành đai và Con đường lần 2. Ảnh: CNN

Bên cạnh đó, Chủ tịch Tập khẳng định, việc xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, bền vững, chống rủi ro, giá cả hợp lý sẽ giúp các quốc gia tận dụng tối đa các nguồn lực tài nguyên của họ. Cùng với đó, ông khẳng định các dự án thuộc BRI phải minh bạch về tài chính và cam kết không phá giá đồng nhân dân tệ.

Việc các đại diện của các quốc gia tham dự BRI thay đổi thế nào kể từ Hội nghị thượng đỉnh 2017 cũng đã nói lên rất nhiều về lập trường của quốc gia đó về BRI qua hai năm. Cấp bậc của đại diện tham dự tại Diễn đàn càng cao càng cho thấy sự quan tâm ngày càng nhiều. Đặc biệt, có một số các quốc gia châu Âu lần đầu tham dự hội nghị cho thấy tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đã lan rộng đáng kể. 

Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đang tham dự diễn đàn, cùng với Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa. Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã bay tới Bắc Kinh dự hội nghị thượng đỉnh chỉ vài tuần sau khi đất nước này trở thành thành viên đầu tiên của G7 ký kết ghi nhớ tham dự sáng kiến BRI.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (L), Ủy viên Hội đồng Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi (C) và Thủ tướng Pakistan Imran Khan (phải) đến dự lễ khai mạc vào ngày 26 tháng Tư.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái), nhà lãnh đạo hàng đầu Myanmar Aung San Suu Kyi và Thủ tướng Pakistan Imran Khan (phải) đến dự lễ khai mạc vào ngày 26/4

Lãnh đạo các nước Papua New Guinea, Thái Lan và Brunei lần đầu tiên tham dự Hội nghị, trong khi Nhật Bản đã gửi một phái viên đặc biệt của Thủ tướng Shinzo Abe, một dấu hiệu mới nhất về mối quan hệ đang dần được cải thiện giữa hai nước.

Có thể thấy, trong năm năm đầu tiên, BRI đã phát triển từ một sáng kiến chỉ tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng đến việc mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, công nghệ, văn hóa, pháp lý và môi trường.

Năm 2018 là một năm mà nhận thức về BRI ngày càng bị phân tán. Chủ tịch Trung Quốc đã sử dụng Diễn đàn để trực tiếp trả lời và bác bỏ một số lời chỉ trích về BRI. Trong nước, có một số ý kiến cho rằng Trung Quốc đang chi quá nhiều tiền ở nước ngoài khi thay vào đó họ có thể chi tiêu để thúc đẩy sự phát triển của thị trường trong nước.

Với bối cảnh của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Trung Quốc có thể sẽ sử dụng Diễn đàn như một cơ hội khác để nhắc lại tầm quan trọng của việc toàn cầu hóa tiếp tục và những nguy cơ của chủ nghĩa bảo hộ.

Có khả năng, nếu Mỹ và Trung Quốc không đạt được một thỏa thuận, các doanh nghiệp Trung Quốc có thể hy vọng đất nước này sẽ tăng gấp đôi các dự án BRI để khuyến khích và tạo điều kiện các doanh nghiệp tăng tốc tìm kiếm thị trường mới.

Đồng thời, BRI đã tăng phạm vi địa lý bằng cách chuyển trọng tâm từ khu vực Con đường tơ lụa lịch sử sang quy mô toàn cầu. Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc cũng đang đặt ra các mục tiêu ngày càng tham vọng cho BRI; từ phát triển kinh tế đến xây dựng một cộng đồng hợp tác mới.

Điều này cho thấy, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đang dần lớn mạnh và vượt ra khỏi sự kiểm soát của Mỹ và các nước phương Tây. BRI đã giúp Trung Quốc ghi dấu ấn và thu hút sự chú ý của các đối thủ như Mỹ, Nhật và châu Âu. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xua tan nghi ngại về BRI tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714090394 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714090394 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10