“Sàng lọc” doanh nghiệp FDI lên sàn

Diendandoanhnghiep.vn Sau thời gian thí điểm cho doanh nghiệp FDI niêm yết, việc dự kiến mở cửa trở lại cho các doanh nghiệp này lên sàn được kỳ vọng sẽ góp phần tăng thêm sự hấp dẫn cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bộ Tài chính đã đưa nội dung đăng ký niêm yết của doanh nghiệp FDI vào Dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Chứng khoán 2019. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cần có thêm quy định sàng lọc doanh nghiệp FDI, tránh rủi ro cho các nhà đầu tư.

Chưa mặn mà niêm yết

Làn sóng hội nhập quốc tế, cùng các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như CPTPP, EVFTA đã và đang giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Làn sóng FDI tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua kéo theo nhiều doanh nghiệp FDI được thành lập mới ở Việt Nam. Làn sóng này được dự báo sẽ còn tăng mạnh hơn nữa khi Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19; tăng trưởng GDP dù giảm, nhưng vẫn tích cực hơn nhiều quốc gia và có nhiều chính sách ưu đãi đối với FDI.

Tuy nhiên trong hơn 10 năm qua, mới chỉ có khoảng dưới 20 doanh nghiệp FDI niêm yết trên sàn chứng khoán, như Công ty Cổ phần Everpia (HoSE: EVE), Công ty Cổ phần Tập đoàn NagaKawa (HNX: NAG), Công ty Cổ phần Siam Brothers Việt Nam (HoSE: SBV)… Đáng chú ý, Công ty CP Seoul Metal Việt Nam (SMV) và Công ty CP Công nghiệp Ngũ Kim Fortress Việt Nam (FTV) cũng từng hé lộ ý định niêm yết, nhưng cuối cùng lãnh đạo các doanh nghiệp này vẫn chần chừ chưa quyết định thời điểm nào sẽ niêm yết.

Công ty CP Công nghiệp Ngũ Kim Fortress Việt Nam (FTV) cũng từng hé lộ ý định niêm yết, nhưng cuối cùng lãnh đạo các doanh nghiệp này vẫn chần chừ chưa quyết định thời điểm nào sẽ niêm yết.

Công ty CP Công nghiệp Ngũ Kim Fortress Việt Nam (FTV) cũng từng hé lộ ý định niêm yết, nhưng cuối cùng lãnh đạo các doanh nghiệp này vẫn chần chừ chưa quyết định thời điểm nào sẽ niêm yết.

Sở dĩ nhiều doanh nghiệp FDI chưa mặn mà niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam do khi lên sàn niêm yết, các doanh nghiệp FDI phải minh bạch thông tin hoạt động và báo cáo tài chính. Ngoài ra, việc chuyển đổi mô hình hoạt động và hình thức sở hữu cũng khiến các doanh nghiệp FDI phải tính toán kỹ lưỡng hơn...

Kém hấp dẫn với nhà đầu tư

SBV được Công ty Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HSC) tư vấn niêm yết kể từ năm 2017 là một trong số ít các doanh nghiệp FDI được các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân săn đón. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khác lại không được cơ hội tốt như vậy, chẳng hạn như cổ phiếu EVE chỉ xoay quanh mức 10.000đ/cp; hay NAG liên tục ở dưới mệnh giá trong nhiều tháng nay…

Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp FDI khác, như Công ty Cổ phần Gạch men Chang Yih (UpCOM: CYC), Công ty Cổ phần Quốc tế Hoàng Gia (HOSE: RIC), Công ty Cổ phần Full Power (HSX: FPC)… đều là những doanh nghiệp FDI đã niêm yết, nhưng tình trạng kinh doanh yếu kém cũng đang bị các nhà đầu tư tẩy chay.

br class=

Một số doanh nghiệp FDI chuyển giá như Coca cola… cũng khiến các nhà đầu tư thận trọng với cổ phiếu doanh nghiệp FDI.

Sở dĩ cổ phiếu của các doanh nghiệp FDI còn kém hấp dẫn với các nhà đầu tư do việc chuyển giá, lách thuế của một số doanh nghiệp FDI trong thời gian qua đã phần nào khiến các nhà đầu tư thận trọng với các cổ phiếu của các doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI vẫn còn gặp nhiều rào cản trong việc tăng vốn cũng như mở rộng hoạt sản xuất kinh doanh. Ngoài ra có một số doanh nghiệp FDI lên sàn để thoái vốn cũng khiến các nhà đầu tư thận trọng, như Công ty Cổ phần Công nghiệp Gốm sứ Taicera (HOSE: TCR), Công ty Cổ phần Full Power (HSX: FPC)…

Kiểm soát chặt rủi ro

Ngoài các điều kiện niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) như quy định hiện hành, với khối doanh nghiệp FDI khi lên sàn nên cân nhắc đưa ra thêm các tiêu chí mà các doanh nghiệp này phải đáp ứng, như thời gian hoạt động tại Việt Nam; mức tăng trưởng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận hàng năm; tỷ lệ chuyển giao công nghệ… Ðiều này sẽ giúp lọc được các doanh nghiệp FDI có chất lượng để đưa lên sàn.

Để kiểm soát tình trạng doanh nghiệp FDI lên sàn để thoái vốn, cơ quan quản lý nên cân nhắc đưa ra quy định cổ đông lớn, cổ đông sáng lập nước ngoài phải hạn chế giao dịch cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn trong vòng 3- 4 năm kể từ ngày niêm yết.

Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp FDI nào đã có nghi án chuyển giá, thì công ty kiểm toán, đơn vị xác định giá trị doanh nghiệp phải đánh giá cẩn trọng, đưa những giá trị ảo về giá trị thật, để giá cổ phiếu chào bán ra công chúng sát thực với giá trị thực của doanh nghiệp, tránh rủi ro cho các nhà đầu tư.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Sàng lọc” doanh nghiệp FDI lên sàn tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714147198 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714147198 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10