Cách đánh vần Tiếng Việt truyền thống từ trước đến nay có gì sai? Lạc hậu chỗ nào mà phải cải cách?
Ngành giáo dục có vẻ rất thích lôi người học ra làm “chuột bạch” thí nghiệm với các sáng kiến cải cách lạ đời.
Những ngày qua, mạng xã hội tiếp tục xuất hiện các số clip chia sẻ việc dạy tập đọc với phương pháp mới từ sách Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, trong đó, các học sinh chỉ tay vào biểu tượng hình tròn, hình tam giác, hình vuông… để đọc.
Sau khi xuất hiện, những clip này được chia sẻ với tốc độ chóng mặt khiến nhiều người càng tỏ ra hoang mang, búc xúc trước phương pháp dạy học lạ lẫm này.
Nhiều học giả, như nhà nghiên cứu độc lập Cao Tự Thanh đã chỉ ra âm vị của C,K có thể giống nhau, nhưng nếu áp đặt cho Q thì chắc chắn là sai và không thể thay thế một cách tùy tiện như trên được.
Mặc dù không thể phản biện lại, nhưng GS Đại vẫn luôn khăng khăng, rằng chỉ có phương pháp của mình mới là đúng và sẽ hữu ích đối với hoạt động dạy học hiện đại, giúp cả thầy cô giáo lẫn học sinh thuân tiện hơn trong việc đánh vần.
Chưa hết, sáng kiến của này còn được một người bạn lâu năm của ông là PGS. TS Bùi Hiền – từng gây hoang mang dư luận bởi đề án đòi thay đổi lối viết Tiếng Việt cổ vũ hết mình.
Đến nỗi, GS Trần Đình Sử cũng phản đối khá gay gắt: “Những đề xuất và việc làm, theo kiểu của GS Hồ Ngọc Đại hay PGS.TS Bùi Hiền rất thiếu nền tảng căn bản, bên cạnh trình độ nhận thức lẫn hiểu biết về kinh tế – văn hóa – xã hội quá thấp, tất yếu sẽ gây nên hậu quả tai hại cho đất nước, thậm chí còn mang tính hủy diệt văn hóa”.
Có thể bạn quan tâm
11:01, 04/09/2018
11:00, 30/08/2018
05:07, 29/11/2017
Trước làn sóng dư luận xã hội phản đối sách Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục ngày một tăng, vị GS này lại phát ngôn như kiểu “khiêu khích” dư luận khi cho rằng một số người chưa hiểu biết nên mới phê phán phương pháp dạy cũng như sách: “Tôi không chấp những người không hiểu biết và không để ý, xem các ý kiến trên mạng. Tôi cũng không buồn bực hay tức giận và cho rằng, ý kiến của mọi người, phụ huynh là tự nhiên, tất yếu”. Bất ngờ hơn, ông còn đưa ra lời khuyên “phụ huynh không nên can thiệp vào việc học của con” – GS Hồ Ngọc Đại nói.
Vâng! Ông có thể là học giả uyên thâm, nhưng khoa học chuyên biệt cần sự trầm luân của một người bên trong. Không thể làm khoa học như kiểu nhân vật chính té động lượm bí kíp như kiếm hiệp Kim Dung được. Xin hỏi, với tư cách là cha mẹ, phụ huynh của các em học sinh không quan tâm đến chuyện con cái học gì, biết gì từ việc tới trường thì quan tâm cái gì?
Hiện toàn xã hội đang có chung một thắc mắc: Cách đánh vần Tiếng Việt truyền thống từ trước đến nay có gì sai? Lạc hậu chỗ nào? Việc cải biến cách phát âm, đánh vần truyền thống xuất phát từ mục đích nào? Nếu không trả lời được tức là công trình của ông không có tính chính danh về mặt thực tiễn.
Phải khẳng định lại rằng, chữ Quốc ngữ là một thành quả vĩ đại, kết tinh ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa như mang thanh âm của người Việt, nghĩa Hán tự, nhưng được biểu thị bằng các ký tự La tinh – mới có lịch sử khoảng 400 năm nay và chỉ thực sự trở nên phổ biến, thành chữ viết chính thức của cả dân tộc trong độ 100 năm trở lại; Thì các thanh điệu trong tiếng Việt (cụ thể là 6 dấu thanh) đã phải mất gần 2000 năm để hình thành và phát triển đến độ ổn định như ngày nay. Để thay đổi chữ Quốc ngữ không phải điều dễ làm, dễ thuyết phục.
Dư luận đang đặt câu hỏi, để đưa chương trình "cải cách" của hai vị GS, PGS kể trên vào dạy ở các trường, tại sao GS Hồ Ngọc Đại và một số vị quan chức cao nhất của ngành giáo dục khi đó lại phải thực hiện chiến lược đánh “du kích”? Ban đầu được cho in, dạy tại trường Thực Nghiệm từ những năm 1978 và sau đó, thí điểm và chỉ đạo địa phương mua sách. Ban đầu từ Lào Cai – một tỉnh miền núi, để rồi sau đó nhân rộng ra, đến nay ở 48 tỉnh/thành với khoảng 800.000 học sinh theo học (theo con số nhiều báo đài đưa tin).
Chính bản thân GS Hồ Ngọc Đại cũng đã từng thừa nhận: “…Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ra quyết định chính thức đưa phương án của công nghệ giáo dục về địa phương. Nhưng vì Quốc hội ra Nghị quyết số 40 chỉ có một bộ sách toàn quốc nên buộc phải dùng từ “thí điểm”… Tôi thấy khi thực sự chính quyền vào cuộc thì tình hình rất dễ. Mà cũng may, hai anh là anh Hiển và anh Luận phụ trách là hai người thực bụng muốn làm giáo dục, không sợ, không ngại thủ tục và chấp nhận danh từ “thí điểm” để lách luật”.
Nói thế cũng có nghĩa, đã có một sự “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”? Nếu Bộ trưởng, Thứ trưởng Giáo dục mà còn “lách luật” thì làm sao dạy học sinh sống, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật?
Một lỗi khá lớn của ngành giáo dục đó là rất thích lôi người học ra làm “chuột bạch” thí nghiệm với các sáng kiến cải cách lạ đời. Quan ngại ở chỗ, lỗi đó mang lại sự phẫn nộ trong dư luận, công chúng. Lỗi đó có nguy cơ ảnh hưởng đến cả một nền văn hóa, sự tồn vong của một dân tộc.
Vậy mà đến nay Bộ Giáo dục vẫn đang im lặng. Thật khó hiểu!