Sáp nhập huyện, xã: Băn khoăn chuyện “gộp” 2-3 Chủ tịch về một nơi

Diendandoanhnghiep.vn Nếu đơn vị hành chính có 3 xã sáp nhập lại, vậy 3 Chủ tịch đó sẽ làm việc thế nào, lựa chọn Chủ tịch thế nào?

Đây là băn khoăn của nhiều đại biểu khi tham dự Hội nghị triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 653 của uỷ ban TVQH và lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về Kế hoạch sắp xếp, mẫu hồ sơ Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021, tổ chức sáng nay (26/3).

Cần sự thống nhất cao

Bà Ngô Thanh Hằng - Phó Bí thư TP Hà Nội cho rằng việc sắp xếp tách ra thì dễ nhưng sáp nhập vào là việc rất khó, đòi hỏi phải thống nhất cao trong nhận thức và hành động triển khai thực hiện. Nhưng nếu làm được sẽ tạo ra sự thay đổi tích cực, phát huy nguồn lực, tiềm năng phát triển của địa phương, giúp tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế...

Hà Nội đã trải qua ba lần chia tách, sáp nhập kể từ năm 1976. Theo bà Hằng, kinh nghiệm thực tiễn của Hà Nội cho thấy, trước khi sắp xếp phải nhận diện rõ các đơn vị hành chính từ huyện đến xã và đề ra nguyên tắc, tiêu chí khung trong việc sắp xếp.

"Đây là việc rất khó, chính vì vậy lãnh đạo Hà Nội bàn bạc rất kỹ. Sau 10 năm, việc hợp nhất này đem lại tiềm năng phát triển to lớn cho TP, đời sống nhân dân nâng lên rõ rệt cả vật chất và tinh thần"- bà Hằng nói.

Tuy nhiên, Phó Bí thư TP Hà Nội cũng cho rằng, sau sáp nhập bao giờ cũng có dư dôi nhân sự, vì vậy việc quan tâm giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ dôi dư rất quan trọng.

“Tôi đồng tình với lộ trình khi sáp nhập, hợp nhất mỗi năm giảm 20% biên chế và trước tiên phải động viên số cán bộ công chức này”. – bà Hằng nói.

"Kinh nghiệm của Hà Nội sau khi hợp nhất là cộng chung số lượng cán bộ thành ủy, HĐND, UBND.  Như Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch có 13 Phó giám đốc, giảm dần dần sau 5 năm về đúng số lượng cấp phó theo quy định"- bà Hằng cho hay và kiến nghị Bộ Nội vụ cần có hướng dẫn cơ chế chính sách đặc thù cho cán bộ dôi dư khi hợp nhất để ổn định tư tưởng, đội ngũ cán bộ yên tâm công tác. Nếu không làm tốt việc này sẽ tạo sự mất ổn định, khó khăn.

Ai sẽ là Chủ tịch khi sáp nhập 2-3 xã?

Tương tự với lo lắng của bà Hằng, Phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ Thanh Hoá Trần Quốc Huy cũng cho rằng sáp nhập xã là khó về vấn đề cán bộ. Theo ông, nếu đơn vị hành chính có 3 xã sáp nhập lại, các chức danh bầu thì phải luân chuyển chứ không thể ở đó bảo lưu chế độ được. "Có thể 2 Chủ tịch bảo lưu trong vòng 5 năm nhưng các chức danh không thể có 2 được", ông Huy băn khoăn.

"Nếu nhập 2-3 xã thì ai là Chủ tịch? Hay Bí thư đoàn thanh niên, Chủ tịch MTTQ cũng quy định bầu trong Đại hội nhưng chưa tổ chức Đại hội thì bầu ai, cử ai, lựa chọn thế nào rồi chờ các bước tiếp theo, hay chỉ định, lấy phiếu tín nhiệm để người đứng đầu trong bộ máy chính quyền các tổ chức chính trị xã hội?"- đại diện Sở Nội vụ Nghệ An nêu hàng loạt vấn đề.

Chia sẻ với những tâm tư, băn khoăn của các địa phương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cũng lưu ý, các địa phương trong quá trình sáp nhập, nếu không cẩn thận sẽ mang tính cơ học.

Ông Tuấn đề nghị các địa phương bám sát Nghị quyết của Bộ Chính trị và UB Thường vụ QH, trong đó có nguyên tắc sáp nhập phải đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Theo ông Tuấn, đây là dịp thực hiện tốt Nghị quyết 18 về sắp xếp, tinh gọn bộ máy nên hết sức tránh hợp nhất hết đội ngũ cán bộ công chức của 2,3 xã vào nhau mang tính cơ học. Khi sáp nhập cố gắng rà soát đánh giá, phân loạn cán bộ công chức. 

“Đội ngũ dôi dư có nhiều trường hợp không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì giải quyết theo chính sách tinh giản biên chế; những trường hợp có đủ điều kiện tiêu chuẩn có thể dự tuyển vào các cơ quan khác, bố trí công việc khác"- ông Tuấn nhấn mạnh.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân lưu ý từ nay đến cuối tháng 3 sẽ hoàn thành dự thảo nghị quyết để Bộ trình Chính phủ kế hoạch, đầu tháng 4 có thể thực hiện. Ông cũng đề nghị Ban Tổ chức T.Ư có hướng dẫn, sắp xếp trong bộ máy chính trị tiến tới Đại hội Đảng các cấp thời gian tới để các địa phương thực hiện.

Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, khi sắp xếp địa phương cần cân nhắc vấn đề truyền thống lịch sử, văn hoá, đảm bảo sắp xếp ổn định và phát triển, không sắp xếp bằng bất cứ giá nào. Đặc biệt, phải chú trọng việc chuyển đổi giấy tờ và ổn định cuộc sống cho người dân.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sáp nhập huyện, xã: Băn khoăn chuyện “gộp” 2-3 Chủ tịch về một nơi tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711689802 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711689802 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10