Mặt sau chiếc điện thoại Iphone luôn có hai dòng chữ, một khẳng định chủ sở hữu trí tuệ “Thiết kế bởi Apple ở California” và một định vị nơi lắp ráp thành phẩm “Lắp ráp tại Trung Quốc”.
Sắp tới câu chuyện sẽ khác, Luxshare Precision Industry, Tập đoàn công nghiệp điện tử hiện đang làm ăn tại Việt Nam - đã đạt được thỏa thuận mua lại nhà máy lắp ráp iPhone từ Wistron Corp (Đài Loan). Một trong 3 đối tác đang lắp ráp Iphone cho Apple.
Hơn 2 năm nay, Apple đang “chết chùm” vì thương chiến Mỹ-Trung khi Washington đánh thuế 25% vào hàng công nghệ có xuất xứ từ Trung Quốc. Tổng thống Mỹ ít nhất 2 lần kêu gọi các công ty Mỹ gấp rút rời khỏi Trung Quốc càng nhanh càng tốt để thiết lập chuỗi cung ứng mới.
Nếu chỉ có thương chiến, mọi thứ vẫn có thể dàn xếp được. Nhưng dịch bệnh COVID-19 xuất hiện - nó cho thấy nền kinh tế thế giới bấp bênh như thế nào khi quá phụ thuộc vào chuỗi cung ứng do Trung Quốc làm chủ.Từ trước tới nay, mặt sau chiếc điện thoại Iphone (Apple) luôn có hai dòng chữ, một khẳng định chủ sở hữu trí tuệ “Designed by Apple in California/ Thiết kế bởi Apple ở California” và một định vị nơi lắp ráp thành phẩm “Assembled in China/ Lắp ráp tại Trung Quốc”.
Cộng hưởng với các diễn biến chính trị tại Biển Đông đã làm mối quan hệ Mỹ-Trung trở về trạng thái “nguội lạnh” nhất trong lịch sử. Một mặt, các doanh nghiệp đa quốc gia tháo chạy khỏi Trung Quốc để tìm kiếm “đất lành”, với doanh nghiệp Mỹ là nhằm đáp ứng yêu cầu của Nhà trắng.
Apple đã có ý định dịch chuyển 20% khối lượng sản xuất Iphone ra khỏi Trung Quốc. Nhìn tổng quan, Việt Nam là điểm đến không tồi trong đối sánh với Indonesia, Ấn Độ, Malaysia,…thậm chí Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý, sát Trung Quốc, sẽ làm giảm chi phí dịch chuyển.
Các lợi thế cạnh tranh ở Việt Nam như lao động, thuế quan, tài nguyên, thể chế khá tương đồng với Trung Quốc. Nước ta cũng đã nhanh chóng “dọn ổ đón đại bàng” khi các diễn biến của dịch bệnh tạm lắng xuống.
Theo hãng nghiên cứu thị trường IDC, từ năm 2016 đến nay thị phần cung ứng smartphone của Việt Nam có chiều hướng tăng lên, trong khi đó Trung Quốc bị giảm thị phần đáng kể.
Từ quý I/2020, Apple bắt đầu cho thấy dấu hiệu sẽ “lắp ráp tại Việt Nam” khi họ đăng tin tuyển nhiều vị trí kỹ thuật, như kỹ sư kiểm nghiệm camera, kỹ sư cơ khí màn hình, quản lý chất lượng màn hình, kỹ sư phần mềm cùng nhân sự cho khâu F.A.T.P, viết tắt của các quy trình đóng gói, kiểm thử cuối cùng trước khi xuất xưởng.
Tuy nhiên, soi vào điều kiện thực tế, kể cả khi có nơi nào đó đủ sức tiếp nhận Apple thì công ty này cũng rất khó buông bỏ Trung Quốc trong một sớm một chiều. Apple đang trở thành “con tin” và bị giữ lại bởi quá nhiều đối tác cung cấp linh kiện từ Trung Quốc. Bất cứ kế hoạch “chạy trốn” nào khỏi quốc gia này cũng sẽ khiến công ty phải gánh chịu hậu quả nhất định.
Với những gì đã làm cho Samsung, Việt Nam hoàn toàn có thể đóng vai trò nhà lắp ráp Iphone, nhưng không phải quy mô lớn. Thật tuyệt vời nếu như dòng chữ “Assembled in Vietnam” lại được in vào mặt sau của những chiếc Iphone sang trọng và bán đi khắp thế giới.
DĐDN sẽ tiếp tục thông tin.
Có thể bạn quan tâm
Tranh cãi việc ứng dụng lấy dữ liệu từ iPhone
13:19, 07/07/2020
Apple sẽ bán iPhone 12 không khác gì 'máy trần'
14:39, 29/06/2020
Đây là lý do người dùng Android phải lo lắng khi Apple không tặng kèm tai nghe với iPhone nữa
17:00, 26/05/2020
Chuyện thật như đùa: Apple bị kiện vì sử dụng thương hiệu ‘iPhone’
05:08, 24/05/2020