Sẽ có làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào lĩnh vực dệt may

Ngọc Hà thực hiện 10/06/2019 00:01

Bên cạnh những lĩnh vực truyền thống, dệt may cũng sẽ là một trong những lĩnh vực được nhà đầu tư, doanh nghiệp Đức quan tâm trong thời gian tới.

Đó là thông tin được ông Björn Koslowski - Phó trưởng đại diện, Trưởng bộ phận Tư vấn Đầu tư và Thương mại - Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Hà Nội chia sẻ với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp.

Đưa vào hoạt động Nhà máy nước mặt sông Đuống với tiêu chuẩn quốc tế

Giai đoạn I Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống với tổng mức đầu tư lên tới 5.000 tỷ đồng đã khánh thành và đưa vào hoạt động với công suất 150.000 m3/ngày đêm.

Số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho thấy, CHLB Đức hiện có 70 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 112,9 triệu USD. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Hà Nội với Đức hiện đạt khoảng 900 triệu USD/năm.

- Nhiều chuyên gia nhận định sắp tới sẽ có một làn sóng đầu tư mới từ Đức vào Việt Nam, thưa ông?

Trên thực tế, các nhà doanh nghiệp Đức đã có mặt tại thị trường Việt Nam trong suốt nhiều năm qua và đầu tư trên hầu hết các lĩnh vực, trong đó có thể kể đến các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, chế biến, năng lượng xanh và tái tạo, công nghệ môi trường…

Mới đây nhất là Dự án cung cấp nước sạch sử dụng công nghệ hiện đại của Đức với tiêu chuẩn quốc tế "uống ngay tại vòi" do Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống (Aqua One) hợp tác với CHLB Đức xây dựng có quy mô lớn nhất miền Bắc. Giai đoạn I Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống với tổng mức đầu tư lên tới 5.000 tỷ đồng đã khánh thành và đưa vào hoạt động với công suất 150.000 m3/ngày đêm. Hiện, dự án đang tiếp tục triển khai giai đoạn II, nâng công suất lên 300.000 m3/ngày đêm vào tháng 10/2019.

Trước chi phí nhân công, sản xuất tăng, nhiều tiêu chuẩn về hoạt động sản xuất thay đổi, và đặc biệt do ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại – Mỹ - Trung, các doanh nghiệp, nhà đầu tư Đức từ Trung Quốc sẽ tìm đến Việt Nam. 

Bên cạnh những lĩnh vực truyền thống đó, dệt may cũng sẽ là một trong những lĩnh vực được nhà đầu tư, doanh nghiệp Đức quan tâm trong thời gian tới. Phần lớn họ là các doanh nghiệp lớn trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu lớn tìm đến Việt Nam để phát triển các dự án trong chuỗi cung ứng của ngành dệt may, trong đó, có cả dự án trong khâu dệt nhuộm. Địa bàn các doanh nghiệp Đức mong muốn đầu tư là các tỉnh như Quảng Ngãi.

- Đâu là rào cản khiến nhà đầu tư Đức e ngại trước mỗi quyết định đầu tư, thưa ông?

Một điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam đó là hoạt động tiếp thị quốc tế. Khi các doanh nghiệp Việt Nam với mục tiêu vươn ra thị trường toàn cầu mạnh mẽ thì cần phải cải thiện được điều này. Muốn như vậy, thì chất lượng chắc chắn phải đảm bảo và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe.

Việc tìm kiếm các doanh nghiệp phụ trợ trong chuỗi cung ứng của Việt Nam không hề dễ dàng. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp Đức đang phải lựa chọn các doanh nghiệp nước ngoài khác đến từ Đài Loan, Nhật Bản… mặc dù rất nhiều doanh nghiệp Đức muốn hợp tác cùng doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam thường thiếu các thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, không có website, không có prochose hoặc thậm chí là không có cả số điện thoại liên lạc... Mặc dù những điều này hoàn toàn đơn giản, doanh nghiệp Việt Nam có thể làm tốt được. Ví dụ như việc thiết kế một trang web không tốn quá nhiều thời gian, một giao diện dễ nhìn, có cả tiếng Anh và có nhân viên nói được tiếng Anh thì càng tốt hơn.

Nếu cải thiện được những điều này, tôi tin rằng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thu hút được tốt hơn các nhà đầu tư nước ngoài đến và tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn, phát triển chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sẽ có làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào lĩnh vực dệt may
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO