Sẽ quản lý xe kinh doanh vận tải theo hợp đồng dưới 9 chỗ như taxi – "Lối mở cho vụ kiện Vinasun và Grab"?

Diendandoanhnghiep.vn Trong quá trình thí điểm cho thấy, phương thức hoạt động của các xe hợp đồng điện tử có nhiều điểm tương đồng, giống với xe taxi về phạm vi hoạt động, đối tượng khách hàng, phương thức gọi xe.

"Vì vậy, tất cả các xe kinh doanh vận tải theo hợp đồng dưới 9 chỗ mà ứng dụng hợp đồng điện tử thì là xe taxi" – đại diện Bộ GTVT cho hay.

Báo cáo tại phiên giải trình về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt do Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức sáng 6/3, đại diện Bộ GTVT đã thuyết minh về việc bổ sung điều kiện kinh doanh cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, một trong ba điều kiện được bổ sung mới là điều kiện đối với các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên mới được áp dụng hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản điện tử.

Grab chính là loại hình kinh doanh vận tải bằng taxi, và chính hoạt động này đã làm ảnh hưởng tới tình hình hoạt động kinh doanh của taxi truyền thống nói chung và Vinasun nói riêng.

Trong vụ kiện Vinasun - Grab, nhiều tài xế của Vinasun đã dùng biểu ngữ "Grab chính là loại hình kinh doanh vận tải bằng taxi", đề nghị quản lý giống như taxi

Đối với điều kiện kinh doanh này, Bộ GTVT đã tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ đối với dự thảo nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (thay thế nghị định số 86/2014/NĐ-CP).

Và trong quá trình tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, Bộ đã chủ trì mời Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội taxi Đà Nẵng, Hà Nội, TP HCM và các cơ quan, đơn vị tham mưu trực thuộc Bộ để tiếp thu vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động xe taxi và xe hợp đồng điện tử.

Hiện tại đang có hai luồng ý kiến và quan điểm khác nhau về việc quản lý xe ô tô kinh doanh vận tải dưới 9 chỗ ứng dụng hợp đồng điện tử (là xe taxi hay là xe hợp đồng), vẫn đang là vấn đề còn nhiều vướng mắc do mỗi phương án đều có những ưu điểm và hạn chế khi đưa ra để quản lý, tác động rất lớn đến xã hội và hoạt động kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tuy nhiên, quá trình thí điểm ứng dụng hợp đồng điện tử thời gian qua, Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng trong việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thí điểm đúng loại hình Thủ tướng đã cho phép, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy sự đổi mới trong hoạt động vận tải.

Đối với người dân, quan tâm nhất đó là sự thuận lợi và chi phí cho chuyến đi. Và yêu cầu đối với đơn vị kinh doanh vận tải là “an toàn cho hành khách, thực hiện đầy đủ các điều kiện kinh doanh vận tải và các quy định khác liên quan như thuế, trách nhiệm đối với người lao động”.

Bộ GTVT cũng cho rằng, mặc dù việc quy định là xe taxi hiện còn có những hạn chế (bao gồm cả việc chưa phù hợp với một số luật hiện nay) như đã nêu trên nhưng đáp ứng được việc không triệt tiêu ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lý và không ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của người dân.

"Vì vậy, trên cơ sở kết quả thí điểm và những nét tương đồng giữa xe taxi với xe dưới 9 chỗ ứng dụng hợp đồng điện tử, để tăng cường công tác quản lý đối với xe dưới 9 chỗ chở khách, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất chọn phương án quản lý áp dụng quy định tất cả các xe kinh doanh vận tải theo hợp đồng dưới 9 chỗ mà ứng dụng hợp đồng điện tử thì là xe taxi"- báo cáo của Bộ GTVT nêu rõ.

Như vậy với báo cáo của Bộ GTVT nêu trên thì việc quản lý điều kiện kinh doanh vận tải sẽ là một trong những cơ sở, là tiền đề thực hiện dự thảo để thay thế nghị định số 86/2014/NĐ-CP. Và những điều kiện mới này xem ra như là lối mở cho vụ kiện Vinasun – Grab. Một vụ kiện chưa có tiền lệ đã kéo dài suốt hơn 1 năm qua nhưng vẫn chưa có hồi kết? Nhiều cơ quan chức năng phải vào cuộc, nhiều luồng ý kiến trái chiều chưa được phân định đúng sai. “Bên bị đơn (Grab) cố thủ và khẳng định mình không phải là doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng taxi? Ngược lại bên nguyên đơn (Vinasun) cũng cố gắng đưa ra mọi chứng cứ để chứng minh Grab chính là loại hình kinh doanh vận tải bằng taxi, và chính hoạt động này đã làm ảnh hưởng tới tình hình hoạt động kinh doanh của taxi truyền thống nói chung và Vinasun nói riêng.

Được biết, cũng trong sáng 6/3, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp về dự thảo nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Thành phần được mời dự họp có cả Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam và Công ty TNHH Grab Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713577072 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713577072 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10