Cách ứng xử giữa sếp trẻ - nhân viên già là một trong những điều đáng quan tâm của nhiều người tại môi trường công sở.
Không phải người sếp nào trong tình huống này cũng có những khả năng xử trí hợp lí và không phải nhân viên nào cũng biết những quy tắc bất thành văn đối với cấp trên.
Với 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tuyển dụng việc làm và trở thành trang web uy tín số 1 ở Việt Nam, cả lãnh đạo và nhân viên tại CareerLink.vn đã có cách ứng xử phù hợp, khéo léo để tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp và thoải mái.
*Đối với sếp trẻ:
Đây là cơ sở quan trọng của bất kỳ vị sếp nào trong việc xây dựng mối quan hệ với các nhân viên dưới quyền sao cho hợp lí. Bạn luôn phải ý thức về vai trò, trách nhiệm cũng như là quyền hạn nhất định của mình, để từ đó giữ hình ảnh trong mắt không chỉ là nhân viên lớn tuổi hơn mà còn với tập thể mọi người. Một vị sếp luôn thực hiện đúng đắn chức trách sẽ khẳng định vị thế của mình, điều đó chắc chắn làm những nhân viên lớn tuổi có cái nhìn tôn trọng.
Kinh nghiệm của sếp trẻ còn non nớt thì không nên tỏ ra quá cứng nhắc và bảo thủ khi đưa ra ý kiến, cần có thái độ học hỏi, tiếp thu để có thể hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Sự kết hợp giữa phương pháp tân tiến mang tính sáng tạo và phương pháp truyền thống được đúc kết qua kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả tốt hơn hẳn nếu sếp trẻ biết cách vận dụng linh hoạt.
Việc luôn giữ trạng thái điềm đạm, nghiêm túc trong xử lí công việc, nhất là khi đứng trước một tập thể hay trong những cuộc họp, sự quán triệt của bạn vừa có sức nặng vừa có tính thuyết phục cao, kể cả đối với những nhân viên lớn tuổi, dày dạn kinh nghiệm, họ sẽ không có cảm giác bị ra lệnh hay điều khiển.
Thận trọng trong phê bình là điều mà sếp trẻ cần lưu tâm khi đối diện với sai sót của “các bậc đáng tuổi cha chú”. Bạn cần phải hiểu rõ tâm lý của những người đi trước này là đề cao kinh nghiệm, sự từng trải đúc kết ra bài học đáng trân trọng và những vị sếp trẻ không có. Đó là lí do bạn cần phải thật khéo léo trong việc phê bình, đánh giá. Bạn vừa phải thực hiện chức năng chuyên trách, vừa phải lấy nhu để áp chế cương (nếu có), đặc biệt là tinh thần “phê bình để cầu thị sự cố gắng”. Chắc chắn nếu áp dụng tốt kỹ năng này thì bạn sẽ không bao giờ gặp phải phản ứng ngược không mong muốn.
*Đối với nhân viên già:
Không có vị sếp nào cảm thấy thoải mái khi trông thấy gương mặt lãnh đạm, thiếu tôn trọng của bạn trong các buổi họp. Những cái gật đầu tiếp thu và tán dương khi cần là hình ảnh đẹp hơn nhiều so với cái khoanh tay chặt cứng. Bạn cần phải mau chóng định hướng lại suy nghĩ và hành động của mình nếu không muốn tình hình ngày càng trở nên tồi tệ.
Bạn đừng bao giờ có suy nghĩ áp đặt mối quan hệ tương tự “cha - con” vào các cuộc trao đổi công việc nghiêm túc, điều này không những khiến sếp bạn khó chịu mà vô tình làm hình ảnh bạn méo mó dưới cái nhìn của nhân viên xung quanh. Nghiêm túc khi cần là lời khuyên chân thành nhất dành cho bạn khi đối diện với sếp trong bất cứ môi trường công việc nào.
Việc gặp khuyết điểm không phải là điều đáng lo, đáng lo là cách bạn đối mặt với lời nhận xét, đánh giá từ cấp trên. Những mẫu câu bắt đầu như “bằng kinh nghiệm của tôi…” hay “tôi có thể khẳng định bằng xx năm trong nghề…” không phải là lời bao biện có tính thuyết phục, dù chỉ là một chút. Thừa nhận lỗi sai, bắt tay thể hiện cam kết sửa chữa, khắc phục thiếu xót và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân là điều một nhân viên nên làm trong trường hợp nhất định này.
Tóm lại, ngay cả sếp trẻ hay nhân viên già đều cần phải có bước tiếp cận những bài học vỡ lòng về cách ứng xử, hợp tác cùng nhau tại nơi làm việc, nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả tốt nhất, làm sao để có thể hợp tác ăn ý trong công việc. Dần dần, bạn sẽ cảm thấy thật thoải mái trong bất kỳ tình huống nào.