Shandong Ruyi - "Đế chế" thời trang Trung Quốc vỡ nợ trái phiếu

NGUYỄN LONG 17/12/2020 04:30

Shandong Ruyi Technology Group- "Đế chế" thời trang nổi tiếng của Trung Quốc, vừa trở thành doanh nghiệp tiếp theo bị vỡ nợ trái phiếu do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19.

Một nhà máy sản xuất của Ruyi tại Trung Quốc.

Một nhà máy sản xuất của Shandong Ruyi Technology Group tại Trung Quốc.

Shandong Ruyi Technology Group (Shandong Ruyi) không có đủ nguồn lực để thanh toán khoản gốc 1 tỷ NDT và lãi trái phiếu trị giá 75 triệu NDT vào ngày 15/12 vừa qua. Đây là khoản trái phiếu phát hành từ năm ngoái.

Trên thực tế, Shandong Ruyi đã 2 lần xin lùi thời hạn thanh khoán khoản lãi trái phiếu nói trên từ 15/3/2020 sang 15/6/2020 và cuối cùng lùi sang ngày 15/12. Tuy nhiên, đến hạn cuối cùng trả nợ, công ty này vẫn không đủ tiền trả nợ lãi trái phiếu.

Trước đó, Shandong Ruyi cũng không thể trả gốc và lãi cho 1 tỷ NDT trái phiếu đáo hạn ngày 14/12.

Shandong Ruyi có tổng tài sản 69,2 tỷ NDT và khoản nợ phải trả 38,5 tỷ NDT vào cuối nửa đầu năm ngoái, theo báo cáo tài chính mới nhất của công ty.

Theo Nikkei Asian Review, nguồn tài chính của Shandong Ruyi ngày càng trở nên hạn hẹp sau khi thực hiện hàng loạt thương vụ M&A trong những năm qua, bao gồm việc mua nhãn hiệu cao cấp Sandro của Pháp, nhà sản xuất áo khoác của Anh Aquascutum và nhãn hiệu quần áo Nhật Bản Renown... Tuy nhiên, Renown mới nộp đơn xin phá sản trong năm nay.

Shandong Ruyi được ví như Moët Hennessy Louis Vuitton (LVMH) của Trung Quốc, chính vì vậy việc Shandong Ruyi bị vỡ nợ trái phiếu khiến nhà đầu tư dồn sự chú ý về rủi ro trong lĩnh vực tư nhân của Trung Quốc. Tổng giá trị nợ trong khu vực doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc không thể thanh toán khi đáo hạn đã vượt 100 tỷ NDT trong năm 2020.

Sandro một thương hiệu thời trang Pháp đã rơi vào tay Ruyi

Sandro- một thương hiệu thời trang Pháp đã rơi vào tay Ruyi

Trước đó, Moody’s đã hạ xếp hạng tín nhiệm đối với Shandong Ruyi xuống Caa3 vào tháng 3/2020, với lý do thanh khoản của công ty này ngày càng giảm; đồng thời cũng cảnh báo về các khoản nợ sắp tới của doanh nghiệp này sẽ đáo hạn trong vòng 12 đến 18 tháng tới. 

Trong khi đó, S&P Global Ratings đã rút xếp hạng CCC + nhà phát hành dài hạn của mình đối với Shandong Ruyi.

Đáng chú ý, Shandong Ruyi không phải doanh nghiệp duy nhất của Trung Quốc đối mặt với việc mất thanh khoản từ nợ trái phiếu. Trước đó, làn sóng vỡ nợ trái phiếu của các doanh nghiệp Trung Quốc đã lan rộng, trong đó phải kể đến Peking University Founder Group đang có tổng số nợ lớn nhất lên tới 42,8 tỷ NDT và đã nộp đơn xin tái cấu trúc nợ.

Hay như nhà sản xuất ô tô Brilliance Auto, còn được gọi là Huachen Automotive Group, đã làm chao đảo thị trường tài chính Trung Quốc khi không trả được 1 tỷ NDT cho các trái chủ khi trái phiếu đáo hạn. Ngoài ra, còn rất nhiều doanh nghiệp khác cũng tuyên bố vỡ nợ, như tập đoàn than Yongcheng Coal and Electricity Holding Group, Tập đoàn công nghiệp Tsinghua Unigroup...

Có thể bạn quan tâm

  • DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH TUẦN TỪ 30/11- 5/12: Cẩn trọng nguy cơ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp

    DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH TUẦN TỪ 30/11- 5/12: Cẩn trọng nguy cơ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp

    11:30, 05/12/2020

  • Nguy cơ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ Trung Quốc

    Nguy cơ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ Trung Quốc

    05:30, 04/12/2020

  • Làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc

    Làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc

    11:00, 16/09/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Shandong Ruyi - "Đế chế" thời trang Trung Quốc vỡ nợ trái phiếu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO