Quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư sẽ ảnh hưởng đến tâm lý “ngại mua” của khách hàng.
>>Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Bất cập đề xuất chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư
Mới đây, Chính phủ có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật nhà ở (sửa đổi). Một trong những nội dung đáng chú ý là Chính phủ đưa ra đề xuất sở hữu nhà chung cư có thời hạn. Thông tin không còn được sở hữu chung cư vĩnh viễn mà chỉ sở hữu có thời hạn đã gây nhiều ý kiến tranh luận trái chiều.
Hiện nay, tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội có nhiều chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí cấp độ nguy hiểm mức cấp D nhưng người dân không chịu di dời, gây khó khăn cho cải tạo, xây mới khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn.
Có thể hiểu, cơ quan soạn thảo dự án Luật nhà ở (sửa đổi) muốn đưa ra giải pháp quy định khống chế quyền sở hữu gắn với thời hạn sử dụng nhà chung cư để “phá băng” những khó khăn khi chung cư xuống cấp nghiêm trọng.
Dưới góc độ quản lý nhà nước, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, trong dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi), Bộ Xây dựng đề xuất hai phương án sở hữu nhà chung cư. Phương án thứ nhất sở hữu theo thời hạn công trình được phê duyệt, phương án thứ hai sở hữu theo thời gian sử dụng đất dự án.
Theo đại diện Bộ Xây dựng, khi áp dụng quy định mới về thời hạn sử dụng nhà chung cư sẽ không hồi tố với chung cư đưa vào sử dụng trước thời điểm luật có hiệu lực. Quy định về sở hữu nhà ở chung cư có thời hạn dự kiến sẽ được áp dụng với những dự án cấp phép xây dựng sau 1/7/2024 nếu Quốc hội thông qua luật vào tháng 10/2023. Các chủ đầu tư dự án nhà ở chung cư có 7 tháng để chuẩn bị thực hiện quy định này.
Đồng tình với chủ trương sở hữu chung cư có thời hạn trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng: “Đối với nhà chung cư cần thống nhất có thời hạn sử dụng theo cấp công trình, nhưng nên bổ sung thêm quy định trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan quản lý khi hết hạn sử dụng thế nào để người dân yên tâm”.
Tuy nhiên, giải pháp sở hữu nhà chung cư có thời hạn được cho là đẩy khó, gây khó cho người dân. Vì vậy sẽ rất dễ gặp phản ứng khi nhà nước can thiệp hành chính vào quyền sở hữu hợp pháp của người dân.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu thực hiện đề xuất này thì cần lưu ý đến nhiều vấn đề như quyền tài sản, quyền lợi của người dân và các thủ tục hành chính phát sinh.
Ở đây, cần làm rõ hai vấn đề: Thời hạn sử dụng đất đối với chung cư cao tầng và thời hạn sử dụng nhà chung cư. Việc xác định thời hạn sở hữu này có một số điểm cần xác định: Đất cho xây dựng nhà chung cư cũng không thể cấp vô thời hạn; Về sở hữu chung cư, pháp luật cũng đã quy định thời hạn sử dụng của công trình: Mọi công trình đều có khấu hao nhất định, hết thời hạn thì phải đập đi xây lại để bảo đảm an toàn.
>>Đề xuất sở hữu nhà chung cư có thời hạn: Nhiều quan điểm trái chiều
>>Lộ trình cho sở hữu chung cư có thời hạn
>>Sửa đổi, bổ sung cách tính diện tích nhà chung cư
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Hồng Chung - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, đề xuất không nên dùng từ “thời hạn sở hữu nhà chung cư” và nên thay bằng “thời hạn sử dụng nhà chung cư”. Bởi vì, khách hàng bỏ tiền ra mua nhà chung cư nên họ có quyền sở hữu tài sản, quyền này được pháp luật dân sự bảo vệ, chỉ khi tài sản không còn mới mất quyền sở hữu.
Còn theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), nếu quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư sẽ tăng thêm gánh nặng công việc cho cơ quan quản lý Nhà nước; có sự phân biệt về quyền sở hữu nhà ở; nhiều người sẽ bỏ lựa chọn nhà chung cư để chuyển sang mua nhà ở riêng lẻ khiến giá biệt thự, nhà phố lại bị đẩy lên cao; tác động tiêu cực đến mục tiêu ưu tiên phát triển nhà chung cư tại đô thị đặc biệt, loại một và loại hai...
Phía Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng nhìn nhận rằng quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư sẽ ảnh hưởng đến tâm lý “ngại mua” của khách hàng. Từ đó tác động đến hoạt động đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh nhà chung cư (khó bán hàng), mở rộng ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư xây dựng nhà chung cư.
Ngoài ra, việc quy định thời hạn sở hữu chung cư cũng sẽ phát sinh thêm thủ tục hành chính cho các chủ sở hữu, khi yêu cầu chủ sở hữu phải thực hiện gia hạn thời hạn trong giấy chứng nhận cũng sẽ phát sinh rất lớn thủ tục hành chính, tạo sự phiền phức cho người dân.
Như vậy, mọi chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước đều có mục đích nhân văn. Dẫu vậy, trong trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của người dân, cần xác định rõ vai trò chính của nhà nước là đảm bảo an toàn tính mạng, của cải cho người dân khi chung cư có nguy cơ đổ sập. Nhà nước có công cụ mạnh để cưỡng chế ra khỏi chung cư nếu họ không chấp hành.
Việc khó tìm chủ đầu tư, đừng đổ cái khó đó bằng cách tước quyền sở hữu của người dân.
Có thể bạn quan tâm
05:00, 16/03/2023
04:50, 16/03/2023
02:00, 15/03/2023
01:00, 15/03/2023
14:00, 14/03/2023