Số phận Đạm Ninh Bình lại “ngàn cân treo sợi tóc”?

Nguyễn Việt 10/12/2018 06:00

Báo cáo tình hình trả nợ vay đầu tư Dự án Đạm Ninh Bình, Vinachem cho biết, Đạm Ninh Bình và tập đoàn không có đủ khả năng trả nợ toàn bộ các khoản vay đến hạn trong năm 2018 cho VDB.

Theo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), tổng số tiền gốc phải trả và tiền lãi phát sinh, lãi quá hạn chưa trả tính đến tháng 9/2018 mà Đạm Ninh Bình phải trả cho VDB lên tới 473,3 tỷ đồng và 324.700 USD.

Theo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), tổng số tiền gốc phải trả và tiền lãi phát sinh, lãi quá hạn chưa trả tính đến tháng 9/2018 mà Đạm Ninh Bình phải trả cho VDB lên tới 473,3 tỷ đồng và 324.700 USD.

Theo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), tổng số tiền gốc phải trả và tiền lãi phát sinh, lãi quá hạn chưa trả tính đến tháng 9/2018 mà Đạm Ninh Bình phải trả cho VDB lên tới 473,3 tỷ đồng và 324.700 USD. Trong số này, đến nay Vinachem mới trả nợ gốc được tổng cộng 50 triệu đồng và 324.700 USD. Tổng số tiền gốc và lãi bao gồm cả nợ gốc và lãi quá hạn chưa được tập đoàn thanh toán cho chủ nợ lên tới 473,2 tỷ đồng.

“Do tình hình tài chính tập đoàn hiện nay rất khó khăn, tập đoàn không có đủ khả năng thu xếp nguồn tiền để trả nợ toàn bộ các khoản vay đến hạn cho VDB trong năm 2018. Tập đoàn chỉ thu xếp được để trả VDB một phần nợ gốc và lãi vay đến hạn”, lãnh đạo Vinachem cho hay.

Trong văn bản gửi lên Chính phủ, Đạm Ninh Bình kiến nghị không xếp hạng tín dụng với Công ty, đồng thời cho phép kéo dài tín dụng vay lên 20 năm với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Cân đối trả nợ gốc theo dòng tiền thực tế và theo tỷ lệ tài trợ vốn trung, dài hạn của các ngân hàng cho vay. Đồng thời, cho phép điều chỉnh lãi suất tiền vay trong 5 năm 2017 đến 2021 là 3%/năm. Nợ lãi chưa trả đến 31/12/2016 được trả dần trong 5 năm tiếp theo.

Đây không phải là lần đầu tiên Đạm Ninh Bình có đề xuất hỗ trợ nêu trên. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đã nhiều lần thẳng thắn cho rằng, dự án Đạm Ninh Bình đã sai ngay từ đầu nên khó lòng mà giải cứu được. 

Có thể bạn quan tâm

  • Đạm Ninh Bình lại bị “tố” vì “chi phóng tay”

    Đạm Ninh Bình lại bị “tố” vì “chi phóng tay”

    09:31, 20/06/2018

  • Vinachem sẽ không cứu Đạm Ninh Bình kiểu “con dại cái mang”

    Vinachem sẽ không cứu Đạm Ninh Bình kiểu “con dại cái mang”

    08:00, 25/05/2018

  • Tiếp tục vào cuộc điều tra Đạm Ninh Bình

    Tiếp tục vào cuộc điều tra Đạm Ninh Bình

    05:58, 05/05/2018

  • Đạm Ninh Bình: “Tồn tại hay không tồn tại”?

    Đạm Ninh Bình: “Tồn tại hay không tồn tại”?

    15:16, 25/02/2018

  • Điểm mặt 13 đại dự án thua lỗ của ngành Công Thương (kỳ 2): Đạm Ninh Bình - kỳ vọng hóa thất vọng

    Điểm mặt 13 đại dự án thua lỗ của ngành Công Thương (kỳ 2): Đạm Ninh Bình - kỳ vọng hóa thất vọng

    06:30, 12/02/2018

  • Cổ phần hoá đạm Ninh Bình “nghẽn” vì nhà thầu Trung Quốc

    Cổ phần hoá đạm Ninh Bình “nghẽn” vì nhà thầu Trung Quốc

    10:06, 14/02/2017

  • Đạm Ninh Bình: Tương lai ảm đạm

    Đạm Ninh Bình: Tương lai ảm đạm

    14:29, 12/06/2016

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từng bày tỏ quan điểm, nên để Đạm Ninh Bình phá sản, bởi vì sản phẩm của nhà máy này không có tính cạnh tranh cao, trong bối cảnh hội nhập hiện nay lại càng không thể cạnh tranh được. "Cứ doanh nghiệp nhà nước thua lỗ lại giải cứu, lấy tiền thuế của dân để cứu những doanh nghiệp làm ăn yếu kém, không có tính toán thì không ổn" - bà Lan nhìn nhận.

Còn PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công thương thì thẳng thắn, rất nhiều dự án của DNNN đã sai ngay từ đầu, từ khi đặt mục tiêu, đến chọn vị trí, chọn hướng kinh doanh, chọn công nghệ... nên bây giờ dù có giải cứu cũng không cứu được nữa. 

“Dĩ nhiên, người ta sẽ tìm đủ mọi lý lẽ để xin ưu đãi, xin giải cứu nhưng điều đó có đúng không? Chính phủ đã có chỉ đạo sát sao, kịp thời, do đó phải thực hiện nghiêm túc, không thể để việc giải cứu thành phục vụ riêng cho một nhóm lợi ích nào như nhiều trường hợp trước đây nữa", ông Thắng nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Số phận Đạm Ninh Bình lại “ngàn cân treo sợi tóc”?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO