"Số phận" dự thảo thỏa thuận Brexit sẽ ra sao?

Cẩm Anh 21/11/2018 17:07

Nhiều khả năng dự thảo thỏa thuận Brexit sẽ không được thông qua tại Quốc hội Anh, dẫn tới việc có thể phải đàm phán lại thỏa thuận này giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU).

Hiện tại Brexit vẫn đang làm xáo trộn nội bộ Anh

Hiện tại Brexit vẫn đang làm xáo trộn nội bộ nước Anh

Hiện nay, vấn đề biên giới giữa Ireland và Bắc Ireland rất phức tạp đã gây tranh cãi trong nội bộ chính phủ Anh và dự kiến đây cũng sẽ là một nút thắt khó gỡ tại Quốc hội Anh. Mặt khác, giới quan sát cho rằng, sự chia rẽ ngày một sâu sắc tại Quốc hội Anh  mới chính là rào cản lớn nhất cho bản dự thảo thỏa thuận Brexit được thông qua. 

Có thể bạn quan tâm

  • Brexit đỗ vỡ, Chính phủ Anh sẽ tan rã?

    05:31, 18/11/2018

  • Anh đối mặt với khủng hoảng chính trị vì Brexit

    14:30, 16/11/2018

  • Dự thảo thỏa thuận Brexit có dễ qua "cửa ải" Nghị viện Anh?

    14:30, 15/11/2018

  • Cựu Thủ tướng Anh lên tiếng phản đối Brexit

    04:30, 08/11/2018

Sau 2 năm tranh cãi, số lượng Nghị sỹ Anh "suy nghĩ lại" về quyết định rời EU ngày càng tăng. Đồng thời, đảng Liên minh Dân chủ (DUP) cho biết dù chưa đến giai đoạn xem xét thay đổi lập trường ủng hộ bà May, nhưng đã có Nghị sỹ của đảng này công khai phê phán dự thảo thỏa thuận Brexit.

Nhiều Nghị sỹ Quốc hội Anh đang yêu cầu chính phủ Anh đàm phán lại thỏa thuận Brexit. Thậm chí một số thành viên nội các của bà May cũng cho rằng bà nên quay lại Brussels để đàm phán lại một thỏa thuận mới, hoặc tổ chức cuộc trưng câu dân ý thứ 2 về Brexit.

Hiện nay, quá trình Brexit đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều, không chỉ có nhiều vướng mắc ở Anh, mà ở cả EU. Theo đó, một số nước thành viên EU đang bất ngờ yêu cầu nhiều hơn nữa từ Anh. Đối với Pháp, đó là quyền đánh bắt cá; đối với Tây Ban Nha, đó là về tình trạng của Gibraltar... Điều này đồng nghĩa với việc dự thảo thỏa thuận Brexit sẽ khó có thể được cả Anh và EU thông qua và ký kết.

Do đó, có hai khả năng xảy ra đối với Brexit. Một là Brexit không có thỏa thuận và hai là khởi động đàm phán lại Brexit. Việc Brexit không có thỏa thuận không những tác động tiêu cực đến nền kinh tế Anh mà cả EU, thậm chí đe dọa sự phát triển của kinh tế thế giới.

Nếu Quốc hội Anh phủ quyết dự thảo thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May, có thể yêu cầu chính phủ đàm phán lại thỏa thuận với EU. Thậm chí, Thủ tướng Theresa May cũng có thể phải từ chức do khủng hoảng chính trị, khi đó lãnh đạo mới của đảng Bảo thủ khó sắp xếp nội các một cách thuận lợi, buộc phải bầu cử lại. Nếu đại diện cho phe ủng hộ Anh ở lại EU Teremy Corbyn hoặc đại diện cho phe “Brexit cứng” Boris Johnson lên nắm quyền thì họ có thể sẽ đưa ra một lộ trình Brexit hoàn toàn mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Số phận" dự thảo thỏa thuận Brexit sẽ ra sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO