Tái sinh sản phẩm cũ, Nike bay cao
COVID-19 có thể là kẻ ngáng đường, nhưng Nike không nghĩ vậy.
Doanh thu của họ chỉ sụt giảm 1% so với năm ngoái, nhưng lợi nhuận lại cao hơn. Đó là một điểm sáng đáng kể tính từ tháng 6 sau khi Nike báo lỗ và doanh số sụt giảm 38%. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của Nike tăng giá 8% trong tuần rồi.
Đâu là “con gà đẻ trứng vàng” của Nike? Là những mẫu giày cũ nhưng không bao giờ mất chất của họ. Bất cứ khi nào “hụt hơi”, họ đều có thể nương tựa vào những sản phẩm từng “làm mưa làm gió” - lợi thế của một thương hiệu đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ.
  • Mẫu Air Force 1 đã ra đời cách đây 38 năm vẫn “đắt khách” trong quý vừa rồi. Đây là mẫu được săn đón nhiều nhất năm 2020 theo khảo sát của NPD Group.
  • Mẫu Air Jordans, sản phẩm từ năm 1984, là điểm sáng hiếm hoi của Nike trong tháng 6 vừa qua, mang lại 3,6 tỉ USD doanh thu nhờ nhu cầu tăng cao của thị trường Trung Quốc và bộ phim tài liệu “The Last Dance” trên ESPN.
Từ thành công này, ta thấy được gì?
Đừng bao giờ bỏ rơi những sản phẩm trụ cột tưởng như lỗi thời. Trong những thời điểm khó khăn, sự hoài cổ khiến người tiêu dùng cảm thấy thoải mái và liên tưởng tới những kỉ niệm đẹp. Tái sinh những sản phẩm trụ cột một thời cũng không yêu cầu quá nhiều sự sáng tạo.
Những ngành hàng khác cũng cho thấy hiệu ứng tương tự, ví dụ như:
  • Ngành thực phẩm: Campbell Soup và General Mills tái sinh lại các dòng sản phẩm cũ như Dunkaroos và Go-Gurt, từ đó đẩy mạnh doanh thu.
  • Ngành truyền thông: Là những gì Disney và các hãng phim khác đang làm khi tái hiện lại hoặc tiếp nối các tác phẩm kinh điển, như Lion King, Aladin, và Hoa Mộc Lan vừa xong.
Còn gì nữa nhỉ?