Pepsi chơi lớn với đồ uống cồn
Sau những chông gai, Pepsi đang nhìn thấy những tia sáng.
Doanh thu của hãng nước giải khát khổng lồ đang tăng trưởng trở lại trong quý trước. Khi dịch bệnh phần nào được kiểm soát, người dân ra ngoài nhiều hơn, kéo theo là số lượng những lon Pepsi được mua từ cửa hàng tiện lợi hay trạm xăng cũng tăng theo.
Doanh số của Pepsi tăng 6% trong khi con số này của quý trước là -7%. Đấy là chưa kể các ngành hàng khác cũng được hưởng lợi: chúng ta có hạt ngũ cốc Quaker Oats cho bữa sáng, món cơm Rice-A-Roni cho bữa trưa, và snack Cheetos khi xem Netflix.
Kinh doanh sáng sủa cho phép CEO của Pepsi nghĩ lớn - hãng bắt đầu chào bán những sản phẩm “nặng đô” hơn.
Pepsi dĩ nhiên không ngồi yên khi đối thủ sừng sỏ nhất - Coca Cola vừa phối hợp với Molson-Coors để ra mắt dòng sản phẩm có cồn đầu tiên của hãng: Topo Chico Hard Seltzer. Nhưng liệu mọi thứ có còn suôn sẻ?
  • Ở Mỹ tồn tại một hệ thống ba cấp khi kinh doanh đồ uống có cồn. Các sản phẩm này cần phải được sản xuất, phân phối và tiêu thụ bởi các công ty riêng biệt.
  • Đó là lý do bạn sẽ không bao giờ thấy một cửa hàng nào của một hãng rượu lập nên. Nếu muốn mua sản phẩm của hãng đồ uống này, bạn phải tới Walmart hay các đơn vị bán lẻ khác. Bản thân nhà sản xất cũng phải làm việc với một đối tác phân phối mới có thể đưa sản phẩm lên kệ.
Vậy tại sao Pepsi vẫn “đâm đầu”?
Dễ hiểu rằng áp lực của đối thủ khiến Pepsi phải nhảy vào cuộc - họ không phải là người tạo nên xu hướng. Công ty càng lớn, sự đổi mới càng “chậm chạp”. Khi quá nửa thị trường bia của Mỹ nằm dưới trướng White Claw và theo sau bởi Truly của Boston Beer thì các hãng “ngoại đạo” như Pepsi hay Coke cần phải nghiêm túc dè chừng. Sản phẩm của họ cần phải rất đặc biệt mới có thể nổi bật giữa đám đông.
Còn gì nữa nhỉ?