Hiện nay, ngày càng nhiều các doanh nghiệp khởi nghiệp thực hiện các biện pháp bền vững nhằm đảm bảo bảo tồn hệ sinh thái.
>> Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng: Mục tiêu cao nhất là bảo vệ rừng
Công ty khởi nghiệp sinh thái Releaf Paper của Ukraine sử dụng công nghệ xử lý lá rụng để sản xuất giấy và túi giấy nhằm đảm bảo bảo tồn hệ sinh thái rừng. Đại diện Releaf Paper cho biết, họ không thu thập lá từ rừng và chỉ sử dụng rác thải xanh từ các thành phố, điều này nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái rừng, nơi lá rụng hỗ trợ đa dạng sinh học và hình thành lớp đất mặt.
Công nghệ của Releaf Paper được cấp bằng sáng chế, đồng thời cho phép chiết xuất cellulose từ lá rụng chủ yếu được thu thập từ các khu vực đô thị, thay vì từ rừng nơi tạo ra một phần quan trọng hơn của hệ sinh thái.
Sợi cellulose sau đó được sử dụng trong sản xuất giấy, túi giấy, bìa cứng và hộp carton, đây là một giải pháp thay thế cho bột gỗ. Theo Releaf, giấy của họ có thể phân hủy sinh học và tái chế.
Được biết, lá cây chết là một loại rác thải sinh học đặc biệt khó quản lý. Các thành phố phải thu gom rác thải xanh này từ các công viên và đường phố vì chúng có thể trôi xuống các đường thủy, nơi chúng phân hủy thành phốt pho thúc đẩy sự phát triển của tảo. Lá cũng có thể làm tắc máng xối và hệ thống nước thải.
Thông thường, lá chết sẽ được đưa đến bãi rác hoặc bị đốt cháy, gây ô nhiễm và phát thải carbon. Chỉ một phần nhỏ lá chết có thể được ủ thành phân hữu cơ.
>>Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt trước thách thức trên thị trường vốn
Đại diện Releaf cho biết, mỗi năm một thành phố tại châu Âu trung bình thu thập ít nhất 8.000 tấn lá thay vì đốt lá chết, một số thành phố này đã gửi rác thải xanh của họ trực tiếp đến một cơ sở do nhóm Releaf Paper ở Paris điều hành. Tại đây, lá được rửa sạch, trộn với một số chất độn sinh học (mà nhóm không tiết lộ), sấy khô, sau đó biến thành túi giấy, sổ tay, hộp, giấy gói, đồ lưu niệm và nhiều sản phẩm khác.
Các quy trình sản xuất giấy và bột giấy truyền thống liên quan đến việc sử dụng lưu huỳnh và clo vì chúng cải thiện chất lượng, tuổi thọ và hình thức của sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, việc bổ sung các hóa chất này cũng dẫn đến tăng chi phí, mức tiêu thụ nước và lượng khí thải nhà kính .
Releaf Paper tuyên bố rằng quy trình sản xuất giấy của họ cần ít nước hơn 15 lần và thải ra ít hơn 78 phần trăm lượng carbon dioxide so với phương pháp truyền thống vì không sử dụng các hóa chất này.
>> Vượt khó để bảo vệ rừng
Alexander Sobolenko, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Releaf Paper, cho biết chúng tôi không sử dụng các thành phần hóa học có chứa lưu huỳnh nên quy trình rửa rất đơn giản và chi phí thấp. Giấy làm từ lá chết cũng phân hủy sinh học nhanh hơn giấy thường. Trong khi loại giấy sau mất 270 ngày để phân hủy trong đất, loại giấy trước chỉ tồn tại trong 30 ngày.
Đối với nguyên liệu thô, tình trạng thiếu lá không bao giờ là vấn đề. Sobolenko lưu ý rằng hầu hết các thành phố châu Âu hiện đang trả tiền cho các nhà điều hành khác nhau để xử lý lá, thông qua đốt hoặc ủ phân, và Releaf lấy chúng miễn phí. Công ty khởi nghiệp này có thể lấy lá từ các trang trại tư nhân và loại lá không phải là vấn đề, thậm chí còn lấy sợi từ các đồn điền chuối.
Releaf Paper nhắm tới các cửa hàng trực tuyến có thương hiệu chủ yếu nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện có thể mua túi giấy Releaf từ bất kỳ quốc gia EU nào hoặc từ Vương quốc Anh. Khách hàng của các sản phẩm này chủ yếu là các cửa hàng ngoại tuyến và trực tuyến bán mỹ phẩm, quần áo, hàng thủ công, thực phẩm hữu cơ và các mặt hàng tiêu dùng khác.
Hiện Releaf Paper đã sản xuất 3 triệu túi giấy mỗi tháng và xử lý 5.000 tấn lá chết mỗi năm. Startup này đang bán sản phẩm cho LVMH, BNP Paribas, Logitech, Samsung và nhiều công ty lớn khác.
Trong thời gian tới, Frechka và Sobolenka đã có kế hoạch tăng thêm năng lực sản xuất bằng cách mở thêm nhiều nhà máy ở các quốc gia khác.
Có thể bạn quan tâm