Sự khác biệt về chủ quyền giữa biển, đảo trong hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế

Diendandoanhnghiep.vn Trong hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế có sự khác biệt rõ ràng về chủ quyền của quốc gia ven biển, quốc gia đảo và quốc gia quần đảo đối với những vùng biển và các đảo.

>> Báo chí trong công cuộc giữ gìn chủ quyền biển đảo

Kể cả một đảo không có người sinh sống thì nó vẫn là lãnh thổ bất khả xâm phạm của quốc gia khi và chỉ khi nó được khẳng định là một phần của lãnh thổ quốc gia và không phải là lãnh thổ vô chủ.

Chủ quyền của quốc gia ven biển, quốc gia đảo và quốc gia quần đảo đối với các vùng biển không mang tính tuyệt đối như chủ quyền quốc gia đối với đảo trừ nội thủy. 

Chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đứng gác ở Trường Sa.

Chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đứng gác ở Trường Sa.

Chủ quyền đối với đảo

Trong giải quyết tranh chấp chủ quyền về biển, đảo, có sự khác biệt cơ bản giữa một bên là chủ quyền đối với đảo và một bên là chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với biển. Đây là sự khác biệt cơ bản đã được tập quán quốc tế, luật pháp quốc tế, luật biển quốc tế đặc biệt là những quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 - UNCLOS quy định rõ ràng.

Thực tiễn của luật pháp quốc tế, tập quán quốc tế, đặc biệt là những quy định của UNCLOS - United Nations Convention on the Law of the Sea quy định chủ quyền đối với đảo là tuyệt đối, không khác gì chủ quyền đối với lãnh thổ trên đất liền hay đối với nội thủy của quốc gia ven biển và quốc gia quần đảo.

Chủ quyền của đảo như lãnh thổ trên đất liền là bất khả xâm phạm, mọi hành động xâm chiếm đảo được coi là hành động dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và như vậy quốc gia xâm chiếm đó vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế nguyên tắc về cấm dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Những người lính Trường Sa hôm nay luôn chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Những người lính Trường Sa hôm nay luôn chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng.Ảnh: Minh Huệ

>> Bảo vệ chủ quyền biển đảo từ góc độ văn hóa

>> “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” để giữ vững chủ quyền biển đảo

Chủ quyền đối với biển

Không những chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, quốc gia đảo và quốc gia quần đảo đối với các vùng biển không tuyệt đối mà còn phức tạp hơn chủ quyền đối với đảo, điều đó được quy định rõ nét trong UNCLOS.

Những quyền này bao gồm chủ quyền không tuyệt đối trong vùng lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý, bởi vì UNCLOS thừa nhận quyền qua lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài, và những quyền chủ quyền, quyền tài phán khác nhau trong vùng tiếp giáp lãnh hải hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa bên ngoài 200 hải lý chiếu theo quy định của UNCLOS.

Chủ quyền của một quốc gia đối với đảo thuộc về lãnh thổ quốc gia đó thì quốc gia đó có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của đảo đó theo quy định của UNCLOS. Nếu một đảo nằm trong vùng lãnh hải thuộc về một quốc gia thì các vùng biển như: lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của đảo sẽ thuộc về quốc gia đó.

Nhưng thực tiễn luật pháp quốc tế hiện đại đặc biệt là UNCLOS cũng đã chỉ ra rằng nếu một đảo nằm trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia như: vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của một quốc gia không có nghĩa rằng tất cả các đảo, đá bên trong vùng biển đó thuộc về quốc gia đó.

Chính vì vậy, chủ quyền của đảo đã được luật pháp quốc tế quy định là bất khả xâm phạm, tương đương như nội thủy và trên đất liền, còn vùng lãnh hải vẫn phải chịu quy định là chủ quyền không tuyệt đối, do UNCLOS quy định mọi tàu thuyền nước ngoài có quyền đi qua không gây hại ở vùng biển này, hay nói cách khác chủ quyền của lãnh hải bị giới hạn bởi quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài, không phân biệt tàu chiến hay tàu hàng.

Như vậy, từ chủ quyền của đảo sẽ sinh ra các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, chứ các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển không sinh ra chủ quyền cho đảo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sự khác biệt về chủ quyền giữa biển, đảo trong hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714128613 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714128613 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10