Sự thật về thông tin chữa khỏi ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ

Thy Hằng 29/06/2018 11:29

Thạc sỹ Trần Xuân Vĩnh, Phó trưởng đơn vị Phẫu thuật Ung bướu, Hóa trị liệu, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết thông tin có bệnh nhân được chữa khỏi bệnh ung thư là không chính xác.

Gần đây, có thông tin từ một số trang tin cho biết, Trung tâm Ung bướu- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ chữa thành công khối u ung thư cho bệnh nhân bị di căn nặng nhờ sự giúp đỡ của trí tuệ nhân tạo thông qua việc sử dụng nền tảng IBM Watson for Oncology (IBM WFO). 

IBM

IBM WFO hỗ trợ xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Báo DĐDN, đây là thông tin không chính xác. Cụ thể, trao đổi với phóng viên, Thạc sỹ, bác sỹ Trần Xuân Vĩnh - Phó trưởng đơn vị Phẫu thuật Ung bướu, Hóa trị liệu, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết: “IBM WFO không phải là hệ thống, thiết bị y tế điều trị ung thư. Đây là hệ thống ứng dụng nhân tạo mà chúng tôi đang tiến hành vào quá trình xây dựng phác đồ điều trị cho các bệnh nhân ung thư. Nhiều bệnh nhân đã đáp ứng tốt phác đồ điều trị, tuy nhiên, không thể điều trị khỏi”.

Được biết, IBM WFO được triển khai tại Bệnh viện đa khoa Phú Thọ từ tháng 2/2018. Nhiều bệnh nhân đã tiếp nhận tốt phác đồ điều trị, các cơn đau giảm dần.

Trên thực tế đây cũng không phải bệnh viện duy nhất tại Việt Nam ứng dụng công nghệ nhân tạo này. Mới đây, Bệnh viện K Trung ương cũng đã hoàn thành thử nghiệm hệ thống IBM Watson for Oncology trên 200 hồ sơ bệnh án và kết luận hệ thống đưa ra phác đồ điều trị có sự tương đồng lên tới hơn 90% với quyết định của các chuyên gia ung thư hàng đầu. 

Trước hết, phải hiểu đúng về IBM WFO, đây phần mềm giúp bác sỹ trong việc đưa ra các phác đồ điều trị ung thư tối ưu nhất cho từng trường hợp bệnh nhân dựa trên bằng chứng nhờ vào nền tảng điện toán biết nhận thức.

Có thể bạn quan tâm

  • Bắt giám đốc Công ty "sản xuất" thuốc ung thư từ than tre

    18:05, 02/05/2018

  • Phó Thủ tướng: Xử lý nghiêm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ than tre Vinaca

    15:25, 17/04/2018

  • Thuốc ung thư làm từ bột than tre: Người bệnh biết kêu ai?

    05:30, 12/04/2018

  • Chi trả 100% số tiền bảo hiểm bệnh ung thư ngay khi phát hiện bệnh

    12:49, 20/03/2018

  • Mỗi năm, cả nước hơn 94 ngàn người chết vì ung thư

    09:24, 02/02/2018

"Bác sĩ ảo" dựng phác đồ

Với cơ sở dữ liệu gồm 15 triệu hồ sơ bệnh án, 300.000 nghiên cứu y khoa thế giới và 400.000 đầu sách y khoa cập nhật liên tục, IBM WFO là hệ thống trí tuệ nhân tạo biết nhận thức, hỗ trợ trong điều trị bênh ung thư. Nói như PGS.TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT của Bộ Y tế: “Công nghệ nền tảng điện toán biết nhận thức của IBM WFO dựa trên bằng chứng với dữ liệu lớn (Bigdata), cụ thể là dựa trên hơn 1,5 triệu hồ sơ bệnh án và cập nhật dữ liệu theo thời gian 1 tháng/1 lần. Chúng ta có thể ứng dụng công nghệ IBM Watson for Oncology ở các cơ sở khám, chữa bệnh để tư vấn hỗ trợ các bác sỹ lựa chọn phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư một cách khách quan, chính xác, phù hợp và hiệu quả hơn”.

Như vậy, nói một cách dễ hiểu, IBM WFO là “bác sĩ ảo” hỗ trợ lên phác đồ điều trị ung thư. Từ chỗ phải hội chẩn mất 29 tiếng, nay các bác sĩ chỉ cần 2 phút để đưa ra phác đồ điều trị 13 loại bệnh ung thư phổ biến như ung thư vú, phổi, dạ dày, đại tràng, trực tràng...

Bác sĩ Tuấn Anh - Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) lấy ví dụ cụ thể về trường hợp một bệnh nhân nữ 50 tuổi, bị ung thư đại tràng giai đoạn 2, đã phẫu thuật cắt đoạn đại tràng có khối u, chưa có di căn hạch, nhưng có tắc ruột… Vấn đề là bệnh nhân liệu có cần điều trị hỗ trợ hóa trị sau phẫu thuật hay không. Nếu ở giai đoạn 3, có di căn hạch thì điều này là chắc chắn. Nếu điều trị thì dùng phác đồ nào, loại thuốc nào để không làm nặng thêm bệnh kết hợp, đảm bảo chức năng gan, thận.

Theo đó, bác sĩ nhập tất cả thông tin liên quan đặc điểm bệnh nhân, tuổi, loại ung thư, đã điều trị gì, các xét nghiệm chức năng gan, thận…. Hệ thống sẽ đưa ra gợi ý điều trị hóa trị sau mổ hay không. Kết quả, hệ thống có khuyến cáo điều trị hóa trị bổ trợ với 2 phác đồ, trong đó có kèm theo các nguồn y văn chứng minh lựa chọn phác đồ nào, tỷ lệ về mặt tiên lượng bệnh nhân nếu sử dụng phác đồ này, tác dụng phụ của thuốc... Ví dụ, nếu sử dụng phác đồ này đến thời điểm 2 năm 77% bệnh nhân sống mà không có bệnh, 3 năm là 71%... Kết quả hệ thống đưa ra cũng phù hợp về thực hành của bác sĩ trong thực tế và y văn.

“với tình trạng quá tải hiện nay ở các bệnh viện. Công nghệ này có thể giúp hỗ trợ giải quyết thực trạng này, đồng thời giúp cho bệnh nhân có được phác đồ điều trị nhất quán ngay tại địa phương và giúp cho bác sỹ có cơ hội được cập nhất thông tin mới một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời”, GS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Việt Nam hiện xếp thứ 78/172 quốc gia có người mắc ung thư với tỷ lệ tử vong xếp ở nhóm quốc gia có số người tử vong vì ung thư cao thứ 2 thế giới (110 người/1.000 dân).

Nghiên cứu của WHO cũng chỉ ra rằng, số bệnh nhân ung thư ở Việt Nam sẽ tăng từ 68.000 người năm 2000 lên tới 190.000 người vào năm 2020.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sự thật về thông tin chữa khỏi ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO