Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Tìm điểm "cân bằng" trong chính sách thuế

KHANG LÊ 29/06/2023 11:20

Theo khuyến nghị của nhiều chuyên gia, tìm điểm "cân bằng" trong chính sách thuế là quan trọng để vừa góp phần ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế, phí.

>>Cân nhắc việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng, dịch vụ

Đồng thời không ảnh hưởng tới các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của Quốc hội và Chính phủ.

Đề xuất sửa đổi tăng thuế TTĐB với rượu, bia theo lộ trình

Bộ Tài chính vừa qua lấy ý kiến rộng rãi xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi. Theo lộ trình, Chính phủ lập đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), trình UBTVQH để UBTVQH báo cáo Quốc hội thông qua đề nghị bổ sung dự án Luật vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV (tháng 10/2023). Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) tại kỳ hợp thứ 7 Quốc hội khoá XV (tháng 5/2024).

Mục tiêu cụ thể của dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) là mở rộng cơ sở thu thuế; hạn chế nhập khẩu, sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm có hại cho sức khoẻ, môi trường; khuyến khích đầu tư, sản xuất, nhập khẩu và sử dụng xe ô tô thân thiện môi trường; sửa đổi bất cập trong quy định hiện hành để bảo đảm tính minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện Luật.

Theo cập nhật mới nhất trong Báo cáo Đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại tờ trình Bộ Tài chính, đơn vị này đã nghiên cứu 3 phương án chính sách thuế với mặt hàng rượu bia, gồm:

Giải pháp 1 là giữ như quy định hiện hành;

Giải pháp 2 là tăng mức thuế suất thuế TTĐB đối với rượu, bia để tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO và lộ trình tăng theo mức tăng thu nhập và lạm phát;

Giải pháp 3 là áp dụng thuế TTĐB hỗn hợp đối với bia (thuế tỷ lệ và thuế tuyệt đối) tăng mức thuế suất thuế tỷ lệ đối với bia để tăng giá bán ít nhất 10% theo khuyến nghị của WHO và bổ sung áp thuế tuyệt đối đối với bia. Có lộ trình tăng theo mức tăng thu nhập và lạm phát; Tăng mức thuế suất thuế TTĐB đối với rượu để tăng giá bán rượu ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO và lộ trình tăng theo mức tăng thu nhập và lạm phát.

tăng thuế suất TTĐB đối với rượu, bia, làm tăng thu ngân sách nhà nước với giả định giá bán, doanh thu không đổi. Ước tính số thu thuế TTĐB từ rượu, bia sẻ tăng thêm khoảng trên 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tác động tiêu cực là việc điều chỉnh tăng mức thuế TTĐB đối với rượu, bia sẽ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này do tác động giảm tiêu thụ.

Tăng thuế suất TTĐB đối với rượu, bia, làm tăng thu ngân sách nhà nước với giả định giá bán, doanh thu không đổi. Ước tính số thu thuế TTĐB từ rượu, bia sẻ tăng thêm khoảng trên 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tác động tiêu cực là việc điều chỉnh tăng mức thuế TTĐB đối với rượu, bia sẽ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này do tác động giảm tiêu thụ. (Ảnh minh hoạ)

Đánh giá về tác động của các phương án, Bộ Tài chính nhấn mạnh:

Giải pháp 1 có tác động tích cực là không phát sinh chi phí sửa đổi chính sách; tiêu cực là không đạt các mục tiêu bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nâng cao sức khoẻ cộng đồng.

Giải pháp 2 giúp tăng thuế suất TTĐB đối với rượu, bia, làm tăng thu ngân sách nhà nước với giả định giá bán, doanh thu không đổi. Ước tính số thu thuế TTĐB từ rượu, bia sẻ tăng thêm khoảng trên 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tác động tiêu cực là việc điều chỉnh tăng mức thuế TTĐB đối với rượu, bia sẽ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này do tác động giảm tiêu thụ.

Giải pháp 3, Bộ Tài chính nhấn mạnh, nếu áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp (kết hợp tỷ lệ và tuyệt đối) đối với sản phẩm có giá trị thuế TTĐB càng cao thì tỷ lệ thuế/giá bán tính thuế càng thấp và ngược lại. Do vậy, hàng có giá tính thuế thấp (hàng hoá sản xuất trong nước) sẽ bị điều tiết thuế cao hơn so với hàng có giá tính thuế cao (hàng hoá nhập khẩu); hàng hoá sản xuất trong nước có giá thành thấp/thấp hơn nhiều rượu, bia nhập khẩu giá cao sẽ giảm sức cạnh tranh so với hàng hoá nhập khẩu.

"Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, việc sử dụng công cụ thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước sẽ dần bị dỡ bỏ. Bên cạnh đó, giá bia sản xuất trong nước thường thấp hơn/thấp hơn nhiều so với giá bia nhập khẩu. Do vậy, nếu bổ sung thêm mức thuế tuyệt đối thì mặt hàng bia sản xuất trong nước sẽ kém cạnh tranh hơn so với hàng nhập khẩu và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Các nước phát triển thường áp dụng thu thuế TTĐB tuyệt đối hoặc thuế hỗn hợp với sản phẩm có giá và chất lượng tương đồng, ít sự khác biệt, trong khi các nước đang phát triển thường áp dụng thu thuế TTĐB theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán vì các sản phẩm có sự chênh lệch lớn về giá bán và chất lượng không tương đồng", Tờ trình nêu.

Theo đó, Bộ Tài chính nhận định, trong bối cảnh chất lượng và giá bản các loại đồ uống có cồn của Việt Nam có sự khác biệt lớn, phương thức đánh thuế tuyệt đối, hỗn hợp với đồ uống có cồn là chưa phù hợp trong điều kiện hiện nay của Việt Nam và kiến nghị lựa chọn phương án 2 là "Tăng mức thuế suất thuế TTĐB đối với rượu, bia để tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO và lộ trình tăng theo mức tăng thu nhập và lạm phát" trong dự Luật.

>>Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vì sao còn băn khoăn?

Điểm "cân bằng" trong chính sách thuế

Trong quá trình tham gia ý kiến với Bộ Tài chính, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực rượu bia, đồ uống có cồn phản ánh rằng, doanh nghiệp đang chịu thiệt hại rất lớn từ việc thực hiện nghiêm Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông, trong đó có quy định về xử phạt lái xe mà trong máu và hơi thở có cồn. Thêm vào đó, thời gian qua, các biến động kinh tế vĩ mô tại Việt Nam và trên thế giới khiến chi phí nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, kéo theo đó, giá bán rượu bia trên thị trường đã tăng và tác động làm giảm tiêu dùng. Do đó, các doanh nghiệp mong rằng chính sách tăng thuế suất thuế TTĐB như Bộ Tài chính đề xuất cần nghiên cứu kỹ lưỡng thời điểm tăng và mức tăng theo lộ trình phù hợp để các doanh nghiệp kịp thích ứng, tránh tác động đột ngột, giật cục.

một số doanh nghiệp trong lĩnh vực rượu bia, đồ uống có cồn phản ánh rằng, doanh nghiệp đang chịu thiệt hại rất lớn từ việc thực hiện nghiêm Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông

Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực rượu bia, đồ uống có cồn phản ánh rằng, doanh nghiệp đang chịu thiệt hại rất lớn từ việc thực hiện nghiêm Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông.(Ảnh minh hoạ)

Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đồng tình với quan điểm nêu trên. Lập luận chung được đưa ra là việc cải cách chính sách thuế hiện nay cần đảm bảo không mâu thuẫn, không ảnh hưởng tới cách chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của Quốc hội và Chính phủ. Theo đó, Quyết định số 508 phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 do Thủ tướng ban hành ngày 23/4/2022 nêu rõ: "Về quy mô thu ngân sách từ thuế, phí, bảo đảm duy trì tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước từ thuế, phí ở mức ổn định, hợp lý và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn 05 năm 2021 - 2025 và 2026 - 2030"; "Đến năm 2025: Trong giai đoạn đầu tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh COVID-19".

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, các chuyên gia khuyến nghị, cần có sự cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng trước khi có bất cứ thay đổi nào về thuế với các sản phẩm này, vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên giá thành, từ đó tác động tới hoạt động tiêu dùng, sản xuất, thậm chí có thể "bóp chết" những doanh nghiệp vốn đã chịu nhiều tổn thương từ dịch bệnh, đang cố gắng để duy trì sản xuất, chờ cơ hội phục hồi.

Một số chuyên gia lo ngại rằng, việc thay đổi phương pháp tính thuế thời điểm hiện tại có thể làm triệt tiêu số đông, vô tình hỗ trợ nhóm nhỏ, có tiềm lực lớn. Vì vậy, thiết kế chính sách cần xem xét tới những giải pháp hài hoà vừa giúp tăng thu ngân sách những vẫn hỗ trợ được doanh nghiệp phục hồi, phát triển, tìm ra điểm "cân bằng" để nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai.

Một số doanh nghiệp ngành bia, rượu đề xuất, trong giai đoạn phục hồi hậu COVID-19, từ nay tới 3 - 5 năm nữa, cần ổn định chính sách thuế, chưa nên tăng thuế TTĐB đối với ngành rượu, bia để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi, vượt khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh.

Một số doanh nghiệp ngành bia, rượu đề xuất, trong giai đoạn phục hồi hậu COVID-19, từ nay tới 3 - 5 năm nữa, cần ổn định chính sách thuế, chưa nên tăng thuế TTĐB đối với ngành rượu, bia để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi, vượt khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh. (Ảnh minh hoạ)

Một số doanh nghiệp ngành bia, rượu đề xuất, trong giai đoạn phục hồi hậu COVID-19, từ nay tới 3 - 5 năm nữa, cần ổn định chính sách thuế, chưa nên tăng thuế TTĐB đối với ngành rượu, bia để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi, vượt khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, tiếp tục áp dụng phương pháp tính thuế tương đối để điều tiết tiêu dùng theo giá sản phẩm (sản phẩm giá càng cao, mức thuế càng tăng) giúp phân bổ nguồn lực, tái phân phối thu nhập của người có thu nhập cao; Giữ nguyên mức thuế TTĐB với mặt hàng bia ở mức 65% do mức thuế này đã nhiều lần được điều chỉnh theo từng giai đoạn, tăng dần qua các năm. Mức 65% là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, bối cảnh khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam hiện tại và góp phần hỗ trợ cho mục tiêu ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước.

Tổng hợp báo cáo của các doanh nghiệp ngành bia, rượu, sau thời gian bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề từ dịch bệnh COVID-19, các tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới (xung đột Nga-Ukraina), tác động bất lợi từ một số cơ chế chính sách liên quan đến ngành (Luật phòng chống tác hại rượu bia, Nghị định 100/2019/NĐ-CP) đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành thời gian vừa qua.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng trung bình riêng sản lượng bia giai đoạn 2015-2020 là 6,8%/năm. Năm 2020-2021, sản lượng sụt giảm, còn 4,3 – 4,0 tỷ lít, tức là tăng trưởng âm lần lượt là (-5%) và (-7%). Tiêu thụ trung bình sản phẩm bia giai đoạn 2015 - 2019 là 42,8 lít/người/năm, thời kỳ 2020-2021 có sự sụt giảm về lượng tiêu thụ rượu, bia trung bình/ người/ năm lần lượt là (-6%) và (-8%) so với năm trước đó. Doanh thu giảm mạnh cũng buộc doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, việc làm.

Có thể bạn quan tâm

  • Áp thuế thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là vấn đề cấp bách

    Áp thuế thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là vấn đề cấp bách

    03:30, 17/05/2023

  • Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online: Vẫn còn đó nhiều… quan ngại

    Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online: Vẫn còn đó nhiều… quan ngại

    12:01, 16/05/2023

  • Chuyên gia, doanh nghiệp lo ngại về áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

    Chuyên gia, doanh nghiệp lo ngại về áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

    13:09, 05/05/2023

  • Cân nhắc việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng, dịch vụ

    Cân nhắc việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng, dịch vụ

    03:30, 19/04/2023

  • Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vì sao còn băn khoăn?

    Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vì sao còn băn khoăn?

    03:00, 05/04/2023

  • Thuế tối thiểu toàn cầu và mong muốn của doanh nghiệp FDI

    Thuế tối thiểu toàn cầu và mong muốn của doanh nghiệp FDI

    03:02, 26/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Tìm điểm "cân bằng" trong chính sách thuế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO