Trên khắp thế giới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang trở thành những đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì đại dịch COVID-19 do chính sách “khoảng cách xã hội”.
Dịch bệnh đã khiến nhiều DNNVV hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ cá nhân, nhà hàng, du lịch, tổ chức sự kiện… gần như đứng trước nguy cơ bị phá sản.
Bảng chỉ dẫn giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet (tương đương 1,8 mét) tại Colorado theo khuyến cáo của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa cho biết sẽ nới thời hạn của chỉ thị về khoảng cách xã hội trên toàn liên bang đến ngày 30/4/2020 do số ca nhiễm dịch COVID-19 tại Mỹ tăng mạnh từng ngày.
Không chỉ Mỹ, mà nhiều quốc gia ở Châu Âu, Châu Á… cũng đã thực hiện cách ly toàn xã hội. Thậm chí, Singapore còn quy định bất cứ ai vi phạm quy định về giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét với người khác nhằm tránh nguy cơ lây lan COVID-19 có thể bị phạt tù lên đến 6 tháng.
Dữ liệu của Womply cho thấy rằng nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu đã bắt đầu đóng cửa với tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Trong một tuần qua, các doanh nghiệp vận tải đã giảm 87% doanh thu; doanh nghiệp nghệ thuật và giải trí giảm 67% doanh thu; doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng, quán bar… đang chứng kiến 60% doanh thu...
Là quốc gia có số lượng DNNVV rất lớn và sử dụng hơn một nửa lực lượng lao động của cả nước, chính phủ Mỹ đã ban hành gói kích thích kinh tế trị giá 375 tỷ USD cho các DNNVV.
Tương tự, các DNNVV tại Vương quốc Anh có thể được hỗ trợ tới 25.000 GBP để sống sót qua đại dịch COVID-19. Hay như Chính phủ Nhật Bản dự kiến tung ra gói 30.000 tỷ JPY (272,2 tỷ USD) để mở rộng cho vay không lãi suất, không thế chấp đối với các DNNVV.
Chính phủ Việt Nam cũng đã tung ra gói hỗ trợ tín dụng- tài khóa trị giá 280.000 tỷ đồng. Thậm chí, Chính phủ còn chỉ đạo NHNN cho vay tái cấp vốn với lãi suất 0% để các TCTD cho các doanh nghiệp vay trả lương cho người lao động.
Chính sách cứu trợ này sẽ giúp doanh nghiệp có thể cầm cự qua mùa dịch, nhưng nhiều DNNVV có nguy cơ đối mặt bẫy phục hồi, vì không còn nguồn lực phục hồi hoạt động khi dịch được kiểm soát. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng, ngành ngân hàng cần nghiên cứu tung ra gói hỗ trợ tín dụng hậu dịch bệnh để hỗ trợ các DNNVV “hồi sinh”.