Suy thoái rập rình, phải mất 6 tháng đến 1 năm để kiểm chứng

Diendandoanhnghiep.vn FED đang ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát và chấp nhận hy sinh tăng trưởng. Nếu có một cuộc suy thoái đúng nghĩa thì cần chờ thêm thời gian để kiểm chứng.

>> Mỹ ứng phó thế nào với vòng xoáy lạm phát?

>> FED chính thức tăng 0,75 điểm phần trăm lãi suất lần thứ hai liên tiếp

Cảm nhận suy thoái chưa rõ rệt

Vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố GDP của Mỹ giảm 0,9% trong quý hai sau khi đã giảm 1,6% trong quý đầu tiên năm 2022. Theo các nhà kinh tế, GDP giảm hai quý liên tiếp là dấu hiệu cho thấy kinh tế bắt đầu suy thoái.

Chủ tịch FEDD Jerome Powell vẫn bày tỏ tin tưởng lạm phát sẽ giảm và ông không thấy nền kinh tế suy thoái

Chủ tịch FEDD Jerome Powell vẫn bày tỏ tin tưởng lạm phát sẽ giảm và ông không thấy nền kinh tế suy thoái

Theo AFP, thông tin không mấy khả quan này sẽ là một đòn giáng mạnh cho chính quyền Tổng thống Joe Biden khi Mỹ đang chuẩn bị cho một mùa bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy cam go. Trong một tuyên bố, ông Biden cho biết, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hành động để giảm lạm phát. “Nhưng ngay cả khi chúng ta phải đối mặt với những thách thức toàn cầu lịch sử, thì chúng ta cũng đang đi đúng hướng và sẽ vượt qua quá trình chuyển đổi này một cách mạnh mẽ, an toàn hơn”.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại Moody’s Analytics Mark Zandi cũng cảm nhận: “Chúng tôi không suy thoái, nhưng rõ ràng là tăng trưởng của nền kinh tế đang chậm lại, tiến gần đến tốc độ đình trệ và sự tiến lên hầu như không có”.

Theo CNBC đưa tin, sự sụt giảm trong GDP của Mỹ đến từ một loạt các yếu tố, bao gồm giảm hàng tồn kho, đầu tư dân cư và không cư trú, chi tiêu của chính phủ ở cấp liên bang, tiểu bang và địa phương. Trong đó, tổng đầu tư tư nhân trong nước giảm 13,5% trong 3 tháng; Chi tiêu tiêu dùng cá nhân chỉ tăng 1% trong giai đoạn lạm phát tăng nhanh; Chi tiêu cho dịch vụ tăng 4,1% trong giai đoạn này, nhưng được bù đắp bằng sự sụt giảm của hàng hóa khó bền là 5,5% và hàng hóa lâu bền là 2,6%.

Đối với nghi vấn suy thoái kinh tế, sau khi công bố mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1984 vào năm ngoái, nền kinh tế Mỹ bắt đầu chậm lại vào đầu năm nay do sự hợp nhất của các yếu tố. Các vấn đề về chuỗi cung ứng, xuất phát ban đầu bởi nhu cầu quá lớn về hàng hóa so với dịch vụ trong đại dịch COVID-19 là cốt lõi. Đồng thời tăng lên khi Nga tấn công quân sự vào Ukraine hồi tháng 2 và gần đây hơn, khi Trung Quốc ban hành các biện pháp phong toả nghiêm ngặt để đối phó với sự bùng phát của dịch bệnh.

Các con số của quý đầu tiên cũng bị giảm xuống do mất cân bằng thương mại gia tăng và sự giảm tốc của hàng tồn kho, những nguyên nhân gây ra phần lớn mức tăng GDP trong nửa cuối năm 2021.

Đến nay, nền kinh tế càng phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn. Theo đó, lạm phát bắt đầu tăng mạnh cách đây một năm và bùng nổ vào năm 2022, đạt mức tăng cao nhất trong 12 tháng kể từ năm 1981 vào tháng 6. Do đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong 4 tháng qua đã phải nâng lãi suất vay chuẩn lên 2,25 điểm phần trăm. Các mức tăng liên tiếp 0,75 điểm phần trăm trong tháng 6 và tháng 7 đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong hai tháng, kể từ khi FED bắt đầu sử dụng lãi suất qua đêm làm công cụ chính sách chính vào đầu những năm 1990.

>> Goldman Sachs: Lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng với giới đầu tư

>> FED tiếp tục tăng lãi suất tác động tới Việt Nam ra sao?

Ảnh hưởng đến thị trường tài chính?

Jim Baird, Giám đốc đầu tư của Plante Moran Financial Advisors cho biết: “Dữ liệu kinh tế gần đây có thể không vẽ nên một bức tranh nhất quán, nhưng quý thứ hai liên tiếp về GDP cung cấp thêm bằng chứng cho thấy, động lực kinh tế tiếp tục suy giảm rõ rệt. Con đường để FED tăng lãi suất mà không đẩy nền kinh tế vào suy thoái đã trở nên hẹp hơn, thậm chí có thể đi vào ngõ cụt”.

Nếu thực sự xảy ra suy thoái sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế cũng như thị trường tài chính của các nước (ảnh: Reuters)

Nếu thực sự xảy ra suy thoái sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế cũng như thị trường tài chính của các nước (ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, Chủ tịch FED Jerome Powell vẫn bày tỏ tin tưởng lạm phát sẽ giảm và ông không thấy nền kinh tế suy thoái.

Nhìn nhận về những thông tin trên, theo ông Phan Linh, Giám đốc điều hành Công ty CP Take Profit, chúng ta cần lưu ý điều Chủ tịch Powell đã nói, trong khi tiếp tục theo đuổi chiến lược chính sách tiền tệ thắt chặt, FED cũng có thể giảm tốc các đợt tăng lãi suất tại một thời điểm nào đó, sau khi đánh giá tác động của quá trình điều chỉnh chính sách tới nền kinh tế và lạm phát. Nhưng thời điểm là khi nào thì ông Powell không nói rõ. Ông phủ nhận việc nền kinh tế Mỹ bước vào suy thoái khi số lượng việc làm mới “liên tục tăng trong vài tháng gần đây và tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở ngưỡng thấp”.

Vì vậy, chúng ta có thể xem qua các chỉ tiêu suy thoái để kiểm chứng phát biểu của FED. Hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư đều đang vô cùng lo lắng về việc suy thoái sẽ xảy ra với Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới, vì nếu thực sự xảy ra suy thoái nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế cũng như thị trường tài chính của các nước.

Đầu tiên, cần định nghĩa suy thoái là gì? Đa phần mọi người đều lấy GDP 2 quý tăng trưởng âm liên tục so với cùng kỳ là suy thoái. Nhưng để kết luận nền kinh tế Mỹ có thực sự suy thoái hay không, Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ (NBER) cần đánh giá hàng loạt những chỉ tiêu như GDP, Thu nhập hộ gia đình, Doanh thu các doanh nghiệp và Tình trạng việc làm... để ra quyết định.

Thông thường các cuộc suy thoái đi kèm với sự sụt giảm của GDP. Trong 50 năm trở lại đây, mức sụt giảm trung bình GDP trong các cuộc suy thoái là -2.5%. Tuy nhiên, NBER cũng đã thống kê các cuộc suy thoái kinh tế Mỹ từ 1857 đến nay và kết luận không phải giai đoạn nào các chỉ số cũng diễn biến đồng bộ nhau. Ví dụ năm 2001, GDP giảm không nhiều và GDP cũng không tăng trưởng âm 2 quý liên tục nhưng NBER vẫn gọi là suy thoái.

Ở khía cạnh khác, đặc điểm chung của các cuộc suy thoái là tỷ lệ thất nghiệp đều có xu hướng tăng lên. Mức tăng trung bình trong 12 cuộc suy thoái sau thế chiến II là 3,5% và không lần nào tỷ lệ thất nghiệp dưới 6,1%. Ngoài ra, còn 2 chỉ báo khác cũng rất nhạy để dự báo suy thoái là hiệu giữa lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm và 2 năm; hiệu giữa lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm và 3 tháng.

Trong đó: Thứ nhất, hiệu giữa lợi suất của trái phiếu chính phủ 10 năm và 2 năm đang đảo ngược khá mạnh, nhưng nếu quan sát lịch sử khi nào hiệu của 2 lợi suất này cắt ngược trở lại đường 0 thì sau đó 6 tháng đến 1 năm mới xảy ra suy thoái. Còn hiện tại thì hiệu của 2 lợi suất trái phiếu này vẫn chưa quay ngược trở lại đường 0.

hiệu giữa lợi suất của trái phiếu chính phủ 10 năm và 2 năm (Hình 1) đang đảo ngược khá mạnh (ảnh Phan Linh)

Hiệu giữa lợi suất của trái phiếu chính phủ 10 năm và 2 năm đang đảo ngược khá mạnh (nguồn: Phan Linh)

Thứ hai, hiệu giữa lợi suất của trái phiếu chính phủ 10 năm và 3 tháng tháng đang giảm khá nhanh nhưng chưa cắt xuống dưới mốc 0. Nếu quan sát lịch sử khi nào hiệu của 2 lợi suất này cắt ngược trở lại đường 0 thì sau đó 6 tháng đến 1 năm cũng mới xảy ra suy thoái. Tức là nếu theo chỉ báo này chúng ta vẫn cần quan sát thêm từ 2 - 4 quý nữa xem nền kinh tế có thực sự rơi vào suy thoái hay không.

hiệu giữa lợi suất của trái phiếu chính phủ 10 năm và 3 tháng (Hình 2 ) tháng đang giảm khá nhanh nhưng chưa cắt xuống dưới mốc 0

Hiệu giữa lợi suất của trái phiếu chính phủ 10 năm và 3 tháng tháng đang giảm khá nhanh nhưng chưa cắt xuống dưới mốc 0 (nguồn: Phan Linh)

Thứ ba, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ: hiện đang ở mốc 3.6% tức là ở mốc khá toàn dụng nhân công. Nếu xét đây là chỉ báo suy thoái thì chỉ báo này đang ở vùng khá nguy hiểm bởi trong lịch sử cứ khi nào tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ xuống dưới 4.5% rồi có dấu hiệu tăng lên thì ngay sau đó không lâu sẽ có suy thoái.

 Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ: hiện đang ở mốc 3.6% tức là ở mốc khá toàn dụng nhân công (ảnh Phan Linh)

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ: hiện đang ở mốc 3.6% tức là ở mốc khá toàn dụng nhân công (nguồn: Phan Linh)

Nhìn vào giai đoạn hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp đã về mốc khá thấp và chúng ta cần quan sát thêm xem có xu hướng tăng lên thời gian tới hay không. Nếu có, rất có thể sẽ có điều gì đó tệ cho nền kinh tế chuẩn bị xảy ra.

“Cả 3 chỉ báo đều cho thấy rằng, nếu có một cuộc suy thoái đúng nghĩa thì chúng ta cần chờ thêm khoảng 6 tháng đến 1 năm nữa. Hiện nay, FED cũng đang ưu tiên mục tiêu số 1 của mình là kiềm chế lạm phát và chấp nhận hy sinh mục tiêu tăng trưởng.

Do vậy khi FED nhận thấy mục tiêu số 1 của mình được kiềm chế, nhưng nền kinh tế chuẩn bị bước vào giai đoạn suy thoái thì rất có thể FED sẽ lại nới hầu bao của mình để bơm tiền và kích thích kinh tế.

Khi đó có thể nền kinh tế sẽ chính thức đi vào suy thoái nhưng nhìn dưới góc độ tích cực, thị trường tài chính lại rực rỡ bởi những chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Trung ương các quốc gia. Và nếu tham chiếu vào giai đoạn suy thoái do Covid-19 trong năm 2020 sẽ thấy, kinh tế suy giảm trầm trọng nhưng thị trường chứng khoán lại thăng hoa”, ông Linh phân tích.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Suy thoái rập rình, phải mất 6 tháng đến 1 năm để kiểm chứng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714098620 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714098620 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10