TÁI ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP: Khơi thông chính sách, phát triển kinh tế tư nhân

Diendandoanhnghiep.vn Theo ông Đậu Anh Tuấn, nền kinh tế của một đất nước chỉ có thể phát triển vững mạnh nếu có khu vực kinh tế tư nhân trong nước vững mạnh. Chính vì thế, một số chính sách cần phải khơi thông.

>> TÁI ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP: Phát triển kinh tế xanh và bền vững

Còn nhiều thách thức

Phát biểu tại Diễn đàn: “Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 23/3, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá bức tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam năm 2023 đã nêu bật rất nhiều vấn đề cần phải chú ý.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Chúng ta đã thấy những tín hiệu hết sức khó khăn ngay từ quý 4/2022, tốc độ suy giảm trong tăng trưởng xuất khẩu nhiều ngành hàng và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao khi nhiều công ty bắt đầu sa thải lao động. Ông Tuấn ví von, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua đường vắng hơn, phải chăng là tín hiệu về bức tranh kinh tế kém sôi động hơn. Nhìn vào một số lĩnh vực như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2022, mặc dù vốn thực hiện có tăng, nhưng vốn đăng ký mới lại có dấu hiệu giảm.

Trong thời gian tới, có những bối cảnh mới, sự rung lắc của rất nhiều thị trường toàn cầu, thuế tối thiểu toàn cầu,... khiến cho năng lực cạnh tranh của Việt Nam - đất nước tiếp nhận đầu tư sẽ có dấu hiệu giảm.

“Theo tôi, nền kinh tế của một đất nước chỉ có thể phát triển vững mạnh nếu có khu vực kinh tế tư nhân trong nước vững mạnh. Chính vì thế, một số chính sách cần phải khơi thông.

Để tiếp tục thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế tư nhân trong nước, khi theo dõi các bộ ngành, các lĩnh vực trong thời gian vừa qua, nhiều cải cách thủ tục hành chính và cắt giảm thủ tục mà những người đứng đầu Quốc hội và Chính phủ phải nhấn mạnh nhiều lần đã được thực hiện tốt hay chưa, ở các bộ ngành liệu đã thực hiện đều hay chưa, đã phải là ưu tiên chính sách hay chưa? Theo góc nhìn của tôi, thì đó là chưa vì các cơ quan này còn có những mối quan tâm khác và cho rằng đây chưa phải là trọng tâm chính sách”, ông Tuấn bày tỏ.

Theo vị Tổng Thư ký, trong thời gian vừa qua, chúng ta chưa nhìn thấy sự bứt phá mạnh mẽ, quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, liên thông thủ tục hành chính, có thể do bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh. Tuy nhiên, bản thân những cải cách này cũng chưa mạnh dạn.

Ví dụ, Nghị định về đổi mới cải cách cơ chế quản lý trong an toàn thực phẩm mà hiện nay Bộ Tài chính đang là cơ quan chủ trì soạn thảo. Việc cải cách, giảm đầu mối, giảm chi phí hiện nay chưa đưa ra được, dường như tiến trình xây dựng Nghị định kỳ vọng sẽ đổi mới thủ tục thông quan chưa có được, Bộ Tài chính cũng đang loay hoay thảo luận với các bộ ngành.

Như vậy để thấy, vấn đề cải cách từ nhiều đầu mối chuyển về một đầu mối, từ tiền kiểm sang hậu kiểm, để các bộ ngành đồng ý hoàn toàn, hài lòng sẽ là rất khó. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan sẽ bị giảm quyền và trách nhiệm tăng lên. Đặc biệt, việc thực hiện mới chỉ ở một số ngành như thuế, hải quan và chưa thấy mở rộng sang lĩnh vực khác. Rất nhiều quy định vẫn dựa vào định tính, trao quyền cho công chức thực thi, nhiều khi chúng ta chưa có cách thức quản lý mà chỉ tập trung ở một khu vực có vi phạm.

“Khi điều tra các doanh nghiệp trong những năm gần đây, chúng tôi thấy một thực tế rằng, những doanh nghiệp nào càng kinh doanh nhiều, càng ăn nên làm ra thì chi phí thực hiện thủ tục hành chính càng cao, càng đón nhận nhiều thanh, kiểm tra và càng bị sai sót nhiều. Điều đó không tạo ra động lực. Trong khi theo quy luật kinh tế, doanh nghiệp nào càng lớn thì nhân lực càng chuyên nghiệp, chi phí thủ tục hành chính phải càng thấp, mới có động lực lớn lên.

Theo ông Tuấn, hiện nay khá nhiều ngành lĩnh vực rủi ro, từ các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp nhỏ; công tác tham vấn truyền thông chính sách còn nhiều bất cập, như Thủ tướng chính phủ đã nhấn mạnh nhiều lần về việc này, “làm sao để doanh nghiệp, rủi ro thị trường họ có thể không tránh được nhưng đừng để rủi ro chính sách”.

"Đối với doanh nghiệp, khi kinh doanh đều có bất trắc, rủi ro, thì cơ chế để giải quyết tranh chấp thương mại hiện chưa đạt được như kỳ vọng. Giao dịch kinh tế dân sự đã chuyển từ truyền thống sang hình thức trên mạng, như vậy có thể mất vài giây để tiến hành một giao dịch kinh tế, nhưng nếu có tranh chấp, xung đột lẫn nhau thì cơ chế giải quyết có thể mất hàng năm. Điều đó cho thấy sự lệch pha và tạo ra chi phí rủi ro trong hoạt động kinh doanh rất nhiều”, ông Tuấn phân tích.

Ông Đậu Anh Tuấn cũng nói thêm, trong thời gian vừa qua, việc cổ phần hóa doanh nghiệp còn chậm, chúng ta chưa phát huy được năng lực quản trị của khối tư nhân trong việc quản lý các tài sản của Nhà nước.

Ngoài ra, còn có tình trạng một số ngành do Nhà nước quản lý nhưng chỉ quản lý những doanh nghiệp “có tóc”. Cụ thể, chúng ta đặt ra quy định để áp dụng với những doanh nghiệp hiện diện ở Việt Nam, còn rất nhiều những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới thì lại khó quản lý.

Đơn cử như doanh nghiệp kinh doanh rượu bia, chúng ta đang xây dựng lại Dự thảo luật, nhưng chỉ quản lý được những doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, nộp thuế đầy đủ, còn 50-60% thị phần là do những cơ sở kinh doanh không có nhãn mác, không có đăng ký. Vì vậy cơ chế quản lý hiện nay vẫn chưa đảm bảo một môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch cho các đối tượng kinh doanh.

>> TÁI ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP: Chủ động nhận diện khó khăn trong giai đoạn mới

Giải pháp khơi thông

Trong bối cảnh rất nhiều thách thức của năm 2023 và những năm tới, bên cạnh các giải pháp mà Quốc Hội, Chính phủ đang triển khai hiệu quả trong chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội, còn có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp được đánh giá là chưa hiệu quả, như chương trình cho vay vốn hầu như đứng yên, hay giải ngân đầu tư công cũng gặp nhiều thách thức...

Toàn cảnh Diễn đàn: “Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững”

Toàn cảnh Diễn đàn: “Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững”

Về cải cách thể chế, ông Đậu Anh Tuấn muốn nhấn mạnh một số giải pháp như: Một là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên mọi ngành, mọi cấp. Giải pháp này sẽ hỗ trợ được rất nhiều doanh nghiệp giảm chi phí, công bằng và hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững hơn.

Hai là, áp dụng công nghệ thông tin một cách thực chất. Theo báo cáo, việc áp dụng công nghệ thông tin ở nhiều ngành nhiều cấp rất cao,, nhưng mỗi người tự thực hiện thủ tục hành chính sẽ biết được để thực hiện một cách trót lọt trên hệ thống điện tử không dễ dàng, cho nên ở khía cạnh doanh nghiệp cũng như vậy.

Ba là, cần phải tăng tính ổn định, dự đoán có chính sách pháp luật. Nhiều doanh nghiệp cho biết hiện nay rủi ro của pháp luật lớn hơn rủi ro từ thị trường, vì vậy chúng ta cần phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa.

Bốn , cần phải phát huy vai trò của thị trường trong đó có một số ngành như thị trường xăng dầu. Hiện nay bất cập của thị trường xăng dầu là cách thức quản lý, can thiệp của Nhà nước vào thị trường. “Chúng tôi cho rằng trong thời gian tới cần đổi mới hơn, phát huy vai trò của thị trường mang tính cạnh tranh. Nhà nước sẽ khó tính toán hết các chi phí can thiệp vào mọi lĩnh vực, đây cũng là bài toán lớn trên con đường xây dựng một nền kinh tế thị trường”, ông Tuấn phân tích.

Năm , xây dựng giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài, bảo hộ một cách hợp lý, hợp pháp nhưng thị trường trong nước cũng cần chính sách khôn ngoan. Đây sẽ là thách thức của Việt Nam trong thời gian tới, chúng ta có lợi thế không hề nhỏ về quy mô thị trường, dân số,... Nếu chúng ta ban hành những chính sách bảo hộ thị trường một cách phù hợp, khuyến khích doanh nghiệp trong nước phát triển là yếu tố rất quan trọng.

Nếu mở toang cửa, sẵn sàng chào đón tất cả, thì “miếng bánh” cho doanh nghiệp trong nước sẽ không còn dễ dàng. Ngoài ra khi chúng tôi thống kê đầu tư nước ngoài thấy tỷ trọng dự án đầu tư nước ngoài quy mô bé đang tăng rất nhanh, rất nhiều. Đó cũng là tín hiệu cần phải suy nghĩ. Việt Nam chào đón doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhưng chúng ta kỳ vọng những đầu tư lớn, tạo ra cơ hội công ăn việc làm, phát triển công nghệ phụ trợ trong nước, còn việc chào đón tất cả các doanh nghiệp từ bé đến lớn, thì chiến lược về thu hút đầu tư cần phải có cân nhắc.

Sáu , cần phải cải thiện vi mô, tài chính công, cải cách mạnh mẽ thị trường vốn. Trong năm vừa qua, việc điều chỉnh lại thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán cũng là vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất nhiều. "Hy vọng trong năm 2023 tới đây, mọi thứ sẽ theo chiều hướng bền vững hơn, lành mạnh hơn" - ông Tuấn bày tỏ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TÁI ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP: Khơi thông chính sách, phát triển kinh tế tư nhân tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711677426 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711677426 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10