Tài sản nhà nước thất thoát nhiều qua cổ phần hóa, chủ yếu từ đất đai

Diendandoanhnghiep.vn Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết: "Chúng ta thất thoát rất nhiều thông qua việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước mà chủ yếu từ đất. Đây là lỗ hổng cần xử lý..."

>>4 “tư lệnh” ngành sẽ trả lời chất vấn những vấn đề gì?

Trước khi bước vào phiên chất vấn sáng 8/6, Bộ trưởng Tài Chính Hồ Đức Phớc cho biết những lĩnh vực nắm được sẽ trả lời thẳng, còn những cái chưa rõ, cần nghiên cứu, sẽ trả lời bằng văn bản.

Theo bảng điện tử, có 79 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng.

Nêu chất vấn đầu tiên, đại biểu Nguyễn Thị Lệ, đoàn TPHCM quan tâm đến vấn đề sắp xếp nhà đất, vấn đề định giá thương hiệu, sở hữu trí tuệ, quy định về giá đất khởi điểm còn lúng túng trong thực hiện, giải pháp ra sao cho vấn đề này? Đại biểu cũng quan tâm chất vấn tình trạng DN thoái vốn chưa triệt để, còn xảy ra thất thoát, quan điểm của Bộ trưởng ra sao?

Cùng mối quan tâm, đại biểu Nguyễn Thành Công, đoàn Ninh Bình chất vấn về thoái vốn cổ phần hóa, xử lý nhà đất DNNN có số đất lớn, tính hợp lý phương án sắp xếp nhà đất với cổ phần hóa ra sao?

Đại biểu Nguyễn Thành Công - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình.

Đại biểu Nguyễn Thành Công - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình.

Đại biểu Nguyễn Minh Sơn, đoàn Tiền Giang nêu chất vấn về lĩnh vực chứng khoán, việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, quản lý chứng khoán, để nâng hạng thời gian tới? Việc cổ phần hóa DNNN, vướng mắc khó khăn ra sao?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Tài Chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc sắp xếp nhà đất và phê duyệt phương án sử dụng đất là nút thắt trong cổ phần hóa. Quá trình cổ phần hóa chậm từ khâu này.

Theo Bộ trưởng, khi trình phương án sắp xếp tài sản công, nhà cửa đất đai của doanh nghiệp Nhà nước thì UBND tỉnh phê duyệt phương án, nhưng thực hiện chậm. Năm 2021, chỉ 18 doanh nghiệp được thoái vốn, cổ phần hóa được 4 đơn vị, tổng thu ngân sách hơn 4.200 tỷ đồng.

Cụ thể, khi trình phương án sắp xếp tài sản công, UBND các tỉnh được giao thẩm quyền phê duyệt phương án, nhưng việc này triển khai rất chậm. Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến tình hình thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực, ảnh hưởng đến công tác xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án sử dụng đất để thực hiện cổ phần hóa, triển khai công tác đấu giá phần vốn nhà nước theo quy định. Việc tính giá đất không sát giá thị trường tạo ra thất thoát, tài sản nhà nước, chuyển sang tài sản tư nhân.

“Giải pháp trong thời gian tới là việc chuyển mục đích sử dụng đất, doanh nghiệp sau cổ phần hóa phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm điều kiện, trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định. Kiên quyết thu hồi đất theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm”, ông Phớc cho biết.

>>Chất vấn lĩnh vực tài chính: Hoàn thiện hành lang pháp lý cho trái phiếu doanh nghiệp

Bộ trưởng Tài Chính Hồ Đức Phớc.

Bộ trưởng Tài Chính Hồ Đức Phớc.

Ngoài ra, theo Nghị định 32 của Chính phủ, tài sản doanh nghiệp gắn liền với đất thuê hàng năm thì không được tính vào giá trị doanh nghiệp, nhưng nộp tiền đất một năm thì lại được gắn vào giá trị doanh nghiệp. “Vừa rồi chúng ta thất thoát rất nhiều thông qua việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước mà chủ yếu từ đất. Đây là lỗ hổng cần xử lý để không thất thoát đất đai khi chuyển sang cổ phần hóa doanh nghiệp”, ông Phớc thẳng thắn.

Theo Tư lệnh ngành Tài chính, đối với việc Nghị định xác định vấn đề là lợi thế thương mại và đưa tiền thuê đất một lần vào giá trị của doanh nghiệp, qua các hội thảo, nhiều chuyên gia đánh giá là chưa hợp lý.

Bởi đó cũng là đánh giá lợi thế thương mại và theo ước chừng chứ không có tiêu chí chính xác để đánh giá giá trị lợi thế thương mại. Khi đưa vào giá trị của doanh nghiệp, thì hôm nay giá đất cao và ngày mai sẽ rẻ. Do đó, Bộ trưởng nêu rõ sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan để trình Chính phủ sửa đổi.

Tuy nhiên, việc chuyển mục đích sử dụng đất, Bộ trưởng cho biết, Nghị quyết 60 năm 2018 không cho doanh nghiệp có nguồn gốc Nhà nước sau khi cổ phần hóa được chuyển mục đích sử dụng đất nếu không sử dụng cho sản xuất kinh doanh và không có nhu cầu nữa thì trả cho Nhà nước. Khi đó, Nhà nước sẽ đấu giá để thu tiền sử dụng đất hoặc chuyển khu đất đấy cho doanh nghiệp khác, cơ quan khác sử dụng.

Về vấn đề gắn việc sắp xếp nhà đất vào cổ phần hóa, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, nhà đất là tài sản của Nhà nước.

“Trước đây theo Nghị định 167, bây giờ là Nghị định 67, trước khi chuyển sang phải có sự sắp xếp, phần nào giữ lại, phần nào trả về cho Nhà nước và phần nào đưa vào trong giá trị cổ phần hóa hoặc để chuyển giao cho doanh nghiệp cổ phần hóa”, Bộ trưởng thông tin, đồng thời cho rằng “trước khi cổ phần hóa phải sắp xếp để xác định tính hợp lý sử dụng”.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tài sản nhà nước thất thoát nhiều qua cổ phần hóa, chủ yếu từ đất đai tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714004765 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714004765 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10