Tại sao chứng khoán Mỹ lại rơi vào vòng xoáy giảm giá?

Ngọc Anh 09/02/2018 10:36

Sau khi phục hồi mạnh mẽ vào ngày 7/2, các chỉ số chứng khoán Mỹ lại rơi vào vòng xoáy giảm điểm phiên hôm qua.

Trong phiên gao dịch hôm qua, chỉ số Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm xuống mức 23.860,46 điểm (tương đương 4,15%), trong khi S&P 500 giảm hơn 100 điểm (tương đương 3,75%) xuống mức 2.581 điểm.

Trong phiên gao dịch hôm qua, chỉ số Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm xuống mức 23.860,46 điểm (tương đương 4,15%), trong khi S&P 500 giảm hơn 100 điểm (tương đương 3,75%) xuống mức 2.581 điểm.

Trong phiên giao dịch hôm qua, chỉ số Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm xuống mức 23.860,46 điểm (tương đương 4,15%), trong khi S&P 500 giảm hơn 100 điểm (tương đương 3,75%) xuống mức 2.581 điểm. Điều này đã khiến các nhà đầu tư rơi vào trạng thái hoảng loạn và gần như không còn nghĩ đó là sự điều chỉnh bình thường của thị trường như những phiên trước đó.

Sự sụt giảm của chứng khoán Mỹ cũng đã tác động đến chứng khoán toàn cầu. Theo đó, sáng nay chỉ số Nikkei giảm 3,22%, với sự sụt giảm cổ phiểu của phần lớn các lĩnh vực như ô tô, tài chính, sản xuất công nghiệp, công nghệ; Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng giảm 2,19%; chỉ số Shanghai Composite giảm 5,73%; CSI 300 giảm 6,1%; VN-Index giảm hơn 3%;...

Sở dĩ chứng khoán Mỹ giảm mạnh trở lại là do các nhà đầu tư chứng khoán toàn cầu đang lo ngại xu hướng đẩy mạnh thắt chặt chính sách tiền tệ của các NHTW trên thế giới.

Trong cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 8/2, ngân hàng trung ương Anh (BOE) quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản như hiện hành. Tuy nhiên, BOE cho rằng kinh tế Anh đã và đang phát triển ổn định đúng như dự báo. Do đó, cần tăng lãi suất sớm hơn dự kiến và với mức tăng mạnh hơn dự báo trước đó để đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%.

Theo đó, giới chuyên gia dự báo BOE sẽ tăng lãi suất vào tháng 5 sắp tới sau khi NHTW này tăng lãi suất từ mức 0,25% lên mức 0,5% vào ngày 2/11/2017.

Tuy nhiên, việc tăng trưởng tiền lương của Mỹ quá mạnh vẫn là nỗi lo lớn nhất khiến thị trường chứng khoán nước này lao dốc, tác động dây chuyền đến thị trường chứng khoán các quốc gia khác. Bởi vì, tiền lương tăng mạnh sẽ khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp bị sụt giảm, qua đó làm giảm cổ tức của các cổ đông và tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp.

“Báo cáo tiền lương của Cục thống kê Mỹ và các báo cáo định kỳ của các doanh nghiệp Mỹ cho thấy tiền lương của các doanh nghiệp Mỹ đang có xu hướng tăng trưởng ổn định trong trung hạn”, ông Eric Winograd, chuyên gia kinh tế của AllianceBernstein cho biết.

Bên cạnh đó, tiền lương tăng cao sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát, khiến FED phải đẩy mạnh tăng lãi suất hơn dự kiến, một số chuyên gia còn dự báo FED có thể sẽ tăng lãi suất khoảng 4- 5 lần, thay vì 3 lần như kế hoạch đề ra cho năm nay. Lãi suất tăng không chỉ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp, mà còn đẩy lợi suất trái phiếu tăng cao, khiến thị trường chứng khoán rơi vào tình trạng bất lợi.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm hôm qua đã tăng lên mức cao 4 năm là 2,885%, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm cũng tăng lên mức 3,168%, mức cao nhất kể từ 15/3/2017.

Ông Jim Caron, Giám đốc quản lý danh mục đầu tư của Công ty Quản lý đầu tư Morgan Stanley, nhận định lợi suất trái phiếu Mỹ sẽ còn tăng cao hơn nữa, có thể sẽ lên tới mức 3,25% trong ngắn hạn. “Lợi suất trái phiếu tăng cao sẽ buộc các nhà đầu tư chứng khoán phải cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình theo hướng giảm tỷ trọng nắm giữ các cổ phiếu”, ông Jim Caron nhận định.

Trong khi đó, ông Andrew Brenner, chuyên gia của National Alliance, nhận định, việc lợi suất trái phiếu vượt qua mức 2,9% chỉ còn là vấn đề thời gian trong khoảng 36 giờ sắp tới, kế tiếp sẽ là 3%. “Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu sẽ ngừng tăng nếu thị trường chứng khoán ổn định trở lại”, ông Brenner nói.

Ông Jay Jacobs, Phó Tổng giám đốc kiêm Trưởng phòng phân tích của Global X Funds cũng cho biết, các nhà đầu tư đang tập trung theo dõi các yếu tố ngắn hạn, như lãi suất, lợi suất trái phiếu, … để xem xét mức độ chấp nhận rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán.

“Nếu bạn là nhà đầu tư dài hạn, thì bạn có thể xem xét tận dụng cơ hội giảm giá của thị trường chứng khoán trong những phiên giao dịch vừa qua để mua vào, bởi vì nhiều cổ phiếu đã thực sự giảm về vùng giá hấp dẫn”, ông Jacobs khuyến cáo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tại sao chứng khoán Mỹ lại rơi vào vòng xoáy giảm giá?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO