Với bất kỳ ai sử dụng Internet, "Google" đồng nghĩa với tìm kiếm. Liệu vị thế độc tôn của “gã khổng lồ” công nghệ nước Mỹ có bị lay chuyển trong vụ kiện có một không hai này?
Sự thống trị của Google đang bị đe dọa khi Bộ Tư pháp Mỹ nhắm đến trong một vụ kiện chống độc quyền quan trọng nhất từ trước đến nay. Không rõ hậu quả mà gã khổng lồ công nghệ có thể phải đối mặt, nhưng câu hỏi đặt ra là: Liệu Bộ Tư pháp Mỹ đã chuẩn bị đầy đủ công cụ để chiến đấu với Google?
Bộ tư pháp Mỹ gọi Google là "người gác cổng độc quyền của Internet" và cáo buộc công ty thuộc sở hữu của Alphabet, đã sử dụng một loại “web of exclusionary - web loại trừ" các giao dịch để ngăn cản các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh tìm kiếm.
Họ đang cáo buộc rằng Google chi hàng tỷ USD cho các thỏa thuận với trình duyệt web, nhà cung cấp dịch vụ không dây và nhà sản xuất điện thoại thông minh để đảm bảo rằng tìm kiếm của họ luôn ở trên cùng.
Trong khi Google phản biện rằng, hành động trả tiền để làm điều đó "không khác gì" so với các động thái quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp khác, nó tương tự như việc một thương hiệu nào đó trả tiền cho các siêu thị để đặt hộp của họ lên trên của một số kệ nhất định.
Kent Walker, Phó chủ tịch cấp cao về các vấn đề toàn cầu của Google, đã tuyên bố rằng, vụ kiện của Bộ Tư pháp Mỹ là "một sự sai sót sâu sắc".
Ông cho rằng: “Mọi người sử dụng Google vì họ lựa chọn, không phải vì họ bị buộc phải làm như vậy hoặc vì họ không thể tìm thấy các giải pháp thay thế”.
Chỉ cần nhìn vào những con số thống kê từ trang web phân tích StatCounter để thấy mức độ “bá đạo” của Google: Họ chiếm hơn 92% thị trường công cụ tìm kiếm toàn cầu đồng thời Google Chrome kiểm soát 66% lượng duyệt web trên thế giới và gần 3/4 điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android của Google.
Quay trở lại thời gian trước, các nhà quản lý châu Âu đã đi đầu trong việc cố gắng kiềm chế Google, áp đặt các khoản phạt chống độc quyền với tổng trị giá hơn 9 tỷ USD và buộc Google phải cho phép người dùng Android chọn trình duyệt và công cụ tìm kiếm ưa thích của họ.
Tuy nhiên, theo thống kê từ StatCounter, điều đó dường như không hiệu quả - Google vẫn chiếm khoảng 93% thị phần tìm kiếm của châu Âu tính đến tháng 9 năm 2020.
Có một vấn đề lớn nhất đặt ra là, việc mọi người quen thuộc với việc sử dụng Google đến mức hầu hết người dùng sẽ không “thèm” lựa chọn bất kỳ một công cụ nào khác ngay cả khi họ được quyền lựa chọn.
Một số chuyên gia phân tích cho rằng, với vị thế mà Google đang có, nhiều người dùng có thể tiếp tục hành xử theo cách tương tự và các công ty điện thoại vẫn sẽ tiếp tục hành xử như vậy.
Việc xóa bỏ sự thống trị của một trong những công ty lớn nhất thế giới với giá trị thị trường hơn 1 nghìn tỷ đô la, cùng nguồn lực hầu như không giới hạn và một khởi đầu hai thập kỷ để củng cố vị thế của nó sẽ là điều không dễ dàng cho bất kỳ chính phủ nào.
Và một lý do khác khiến Google không thể đánh mất quyền năng tối thượng của mình đối với tìm kiếm trực tuyến là bởi thiếu một giải pháp thay thế khả thi và thách thức họ. Chỉ tính riêng mục tìm kiếm của Google đã chứa hàng trăm tỷ trang web và có kích thước hơn 100.000.000 gigabyte. Việc phát triển một chỉ số tìm kiếm chung của quy mô này, cũng như các thuật toán tìm kiếm khả thi, sẽ cực kỳ tốn kém.
Chỉ có một công ty tiệm cận với Google đó chính là Microsoft. Họ có đủ nguồn lực để cạnh tranh thoải mái với Google. Tuy nhiên, công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft, ra mắt cách đây hơn một thập kỷ, đã như một thứ “hàng ế” khi người dùng quay lưng. Bing hiện đang ở vị trí thứ hai sau Google, nhưng chỉ chiếm khoảng 3% thị trường công cụ tìm kiếm toàn cầu.
Một trong những điểm mạnh lớn nhất của Google là bề rộng dữ liệu tuyệt đối mà nó đã tích lũy được, rất khó sao chép.
Dữ liệu của Google được xây dựng trong nhiều năm, từ dữ liệu nhấp chuột và truy vấn, từ người dùng thực hiện tìm kiếm và nhấp chuột, đó là một phần quan trọng của những gì đã cho phép dự đoán của họ về những gì người dùng sẽ nhấp vào trở nên chính xác.
Chính phủ Mỹ có khả năng sẽ chỉ làm mọi cách để hạn chế Google và yêu cầu họ cung cấp cho người dùng khả năng lựa chọn công cụ tìm kiếm ưa thích của họ, như họ đã làm trên các thiết bị Android ở Châu Âu.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, các hạn chế đó tác động “không đáng kể” với quyền lực tuyệt đối của Google. Trong quá khứ, rất khó để giành được sự chấp thuận của tòa án để buộc các công ty phải thoái các bộ phận kinh doanh của họ. Và việc hạ bệ Google thời điểm này gần như là "nhiệm vụ bất khả thi".
Có thể bạn quan tâm