TẦM NHÌN VIỆT NAM 2021 - 2030 (Kỳ III): Nâng cao chất lượng thể chế và đổi mới sáng tạo

Nhóm chuyên gia của WB 14/11/2020 06:00

Để Việt Nam thực sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, điều đầu tiên Việt Nam cần tập trung nâng cao chất lượng thể chế và đổi mới khoa học, sáng tạo.


Việt Nam sẽ chỉ thành công nếu sự phát triển trong tương lai đảm bảo cơ hội cho tất cả mọi người và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước vào năm 2030.

Việt Nam sẽ chỉ thành công nếu sự phát triển trong tương lai đảm bảo cơ hội cho tất cả mọi người và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước vào năm 2030.

Theo nhóm chuyên gia WB, để Việt Nam thực sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, điều đầu tiên Việt Nam cần tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.

Hiện nay, dự thảo Chiến lược đã nêu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng khung pháp lý và thể chế để có thể phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Do đó, cần nhấn mạnh sự thiết phải rà soát và đánh giá tất cả các quy định pháp lý hiện hành để đảm bảo không còn chồng chéo và tạo ra những tắc nghẽn ngoài ý muốn cho doanh nghiệp và người dân.

Ngoài ra, cần nhấn mạnh việc nâng cao trách nhiệm giải trình, không chỉ đối với Chính phủ, mà còn đối với người dân. Chúng tôi hoan nghênh việc chú trọng tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và khu vực tư nhân, cũng như sử dụng các lực lượng thị trường để phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên, cần tăng cường quản trị và nâng cao tính minh bạch đối với người dân nói chung để giám sát và thực thi hiệu quả các chính sách quan trọng này.

Bên cạnh đó,  cần tìm “động lực mới” trong việc phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Dự thảo Chiến lược đã quan tâm đến việc sắp xếp lại các nhiệm vụ/giải pháp STI để phục vụ đổi mới kinh doanh, áp dụng công nghệ/mô hình kinh doanh mới và chuyển giao công nghệ. Vai trò bổ sung của việc nâng cao năng lực của doanh nghiệp, kỹ năng đào tạo và quản lý để hỗ trợ áp dụng công nghệ cũng đã được chú trọng.

Phấn đấu đến năm 2030, tỉ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt 40%

Phấn đấu đến năm 2030, tỉ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt 40%

Còn một số điểm có thể được hoàn thiện hơn. Ví dụ, dự thảo đã nêu “Lấy việc nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế là tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của khoa học, công nghệ” và “Phấn đấu đến năm 2030, tỉ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt 40%”. Tuy nhiên, các chỉ số hoạt động này chưa được xác định rõ ràng.

Điều quan trọng là tạo ra các động lực mạnh mẽ và môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư vào khoa học, công nghệ và đổi mới. Dự thảo Chiến lược nhấn mạnh “quỹ phát triển khoa học và công nghệ sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy nghiên cứu, đổi mới, khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ”. Tuy nhiên, cần phải hoàn thiện khung pháp lý và khuôn khổ thể chế để doanh nghiệp cũng đầu tư vào đổi mới, sáng tạo.

Cần xem xét nêu rõ sự cần thiết phải tăng cường hợp tác nghiên cứu và đào tạo giữa các trường đại học, viện nghiên cứu của nhà nước và doanh nghiệp vì cường độ và chất lượng của các mối liên kết này đóng vai trò ngày càng tăng trong việc xác định hiệu quả đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (NC&PT) và đào tạo, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế dài hạn và tạo việc làm:

“Về vai trò của giáo dụcđại học, đặc biệt là các trường đại học, trong việc nghiên cứu và áp dụng khoa học và công nghệ chất lượng cao và phù hợp, nhà nước cần: Ban hành các chính sách và ưu đãi thích hợp để thu hút và giữ chân các nhà nghiên cứu tài năng trẻ, có kinh nghiệm Việt Nam và nước ngoài; và tăng cường sự hợp tác giữa các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu công và khu vực doanh nghiệp; và phân bổ lại và điều chỉnh kinh phí nghiên cứu củacác trường đại học để tăng phân bổ ngân sách tổng thể hàng năm,đảm bảo tính bền vững trong trung hạn và phân bổ dựa trên kết quả hoạtđộng;

Và đầu tư vào cơ sở hạ tầng CNTT-TT như máy tính hiệu suất cao, D liệu lớn và Internet tốc độ cao để kết nối tốt hơn với các trường đại học khác, các doanh nghiệp và biên giới NC&PT toàn cầu (global R&D frontier)”.

Dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030:

Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền; phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số.Lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất, nhất là đất đai. Hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới. Phải coi trọng hơn quản lý phát triển xã hội; mở rộng dân chủ phải gắn với giữ vững kỷ luật, kỷ cương. Phát triển nhanh, hài hoà các khu vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hoá, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Phải có cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước; mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân.

Xây dựng nền kinh tế tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực hội nhập, đa dạng hoá thị trường, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế. Phải hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính tự chủ, tham gia hiệu quả, cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng chống chịu hiệu quả trước các cú sốc từ bên ngoài. Phát huy nội lực là yếu tố quyết định gắn với ngoại lực và sức mạnh thời đại. Không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế, phát triển lực lượng doanh nghiệp của người Việt Nam ngày càng vững mạnh và huy động sức mạnh tổng hợp của đất nước, nâng cao hiệu quả và lợi ích do hội nhập quốc tế mang lại.

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại; giữ vững an ninh chính trị; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Còn tiếp

Có thể bạn quan tâm

  • TẦM NHÌN VIỆT NAM 2021 - 2030 (Kỳ II): Tìm kiếm mục tiêu chiến lược mới

    05:45, 13/11/2020

  • TẦM NHÌN VIỆT NAM 2021 - 2030 (Kỳ 1): Nguồn lực tăng trưởng mới

    05:00, 12/11/2020


(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TẦM NHÌN VIỆT NAM 2021 - 2030 (Kỳ III): Nâng cao chất lượng thể chế và đổi mới sáng tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO