TẦM NHÌN VIỆT NAM 2021 - 2030 (Kỳ IV): Khung pháp lý để phát triển kinh tế thị trường

Nhóm chuyên gia WB 17/11/2020 05:00

Theo nhóm chuyên gia WB, hiện nay, dự thảo Chiến lược đã nêu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng khung pháp lý và thể chế để có thể phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường.

Do đó, cần nhấn mạnh sự cần thiết phải rà soát và đánh giá tất cả các quy định pháp lý hiện hành để đảm bảo không còn chồng chéo và tạo ra những tắc nghẽn ngoài ý muốn cho doanh nghiệp và người dân. Ngoài ra, cần nhấn mạnh việc nâng cao trách nhiệm giải trình, không chỉ đối với Chính phủ, mà còn đối với người dân.

Thúc đẩy các mô hình liên kết đào tạo và giới thiệu việc làm.

Thúc đẩy các mô hình liên kết đào tạo và giới thiệu việc làm.

Chúng tôi hoan nghênh việc chú trọng tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và khu vực tư nhân, cũng như sử dụng các lực lượng thị trường để phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên, cần tăng cường quản trị và nâng cao tính minh bạch đối với người dân nói chung để giám sát và thực thi hiệu quả các chính sách quan trọng này, vì vậy chúng tôi khuyến nghị đưa nội dung này vào Nhiệm vụ 1.

Theo nhóm chuyên gia của WB, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Nhiệm vụ 3 có thể chỉ rõ đào tạo nghề cần vừa “đáp ứng nhu cầu thị trường lao động” vừa “chịu trách nhiệm” về kết quả để hệ thống “mở và linh hoạt” được đề xuất sẽ hoạt động có hiệu quả.

Nhiệm vụ 3 yêu cầu “Đào tạo và sử dụng lao động phải được liên kết chặt chẽ với nhau”. Dự thảo Chiến lược có thể nêu rõ hơn các cơ chế cho mối liên kết này - dịch vụ việc làm nói chung và thông tin thị trường lao động nói riêng.

Theo mô hình tăng trưởng mới, năng suất sẽ là động lực chính cho tăng trưởng. Mục tiêu về tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40% là rất tham vọng (tỉ lệ này là 23% vào năm 2019). Cần thực hiện những cải cách mạnh mẽ hơn để xây dựng hệ thống giáo dục và đào tạo nghề dựa trên kết quả, xuất phát từ nhu cầu và công bằng. Phần dưới đây nêu lên một số đề xuất cần về những cải cách chính cần được xem xét trong dự thảo Chiến lược hiện nay:

Xác định và đầu tư vào các ngành tạo ra nhiều việc làm hơn và việc làm tốt hơn trong bối cảnh CMCN 4.0

Xác định nhu cầu kỹ năng trong bối cảnh CMCN 4.0 và gắn với quỹ thất nghiệp để nâng cao kỹ năng và đào tạo lại lực lượng lao động hiện có nhằm duy trì việc làm hoặc tìm việc làm mới. Có chiến lược tích hợp kỹ năng số trong toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo.

Thúc đẩy các mô hình liên kết đào tạo và giới thiệu việc làm.

Cần thúc đẩy các mô hình liên kết đào tạo và giới thiệu việc làm.

Cần xây dựng và sử dụng một hệ thống thông tin thị trường lao động phát triển để cung cấp thông tin về nhu cầu kỹ năng và định hướng lộ trình nghề nghiệp cho học sinh/phụ huynh. Điều này sẽ làm thay đổi hình ảnh của các Trung tâm giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề vì đây thường được coi là lựa chọn thứ hai của nhiều thanh niên không có khả năng vào đại học.

Thúc đẩy các mô hình liên kết đào tạo và giới thiệu việc làm. Cần đặc biệt chú ý đến những sinh viên dễ bị tổn thương thông qua các chương trình hỗ trợ sinh viên quốc gia và các chương trình cho vay sinh viên. Sử dụng các trung tâm hỗ trợ việc làm để kết nối đào tạo với giới thiệu việc làm.

Hệ thống cần nâng cao năng lực để gia tăng quy mô nhân lực lành nghề thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục đại học trên một mạng lưới với số lượng cân đối các trường đại học công lập và tư thục, các trường cao đẳng chuyên nghiệp và đào tạo nghề công lập và tư thục, cũng như các chương trình đào tạo trực tuyến. Để giảm thiểu tình trạng manh mún và bất bình đẳng trong việc cấp ngân sách nhà nước, hệ thống sẽ thực hiện cách tiếp cận toàn ngành để lập kế hoạch, dự toán ngân sách và thực hiện để đáp ứng nhu cầu của hơn 235 trường đại học và trên 300 trường cao đẳng chuyên nghiệp và đào tạo nghề.

Ngành giáo dục cần nâng cao chất lượng và mức độ phù hợp của sinh viên tốt nghiệp có tay nghề cao thông qua đổi mới phương pháp dạy và học, liên kết chặt chẽ hơn giữa các trường đại học với doanh nghiệp, nâng cao chất lượng giảng viên và quy trình đảm bảo chất lượng mạnh mẽ hơn.

Nhà nước cần hiện đại hóa việc quản lý giáo dục đại học thông qua phối hợp hài hòa hơn trong việc chỉ đạo, quản lý và giám sát các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH), và nâng cao năng lực của các cơ sở GDĐH để các đơn vị này xây dựng và thực hiện các chiến lược của riêng mình, và các quy tắc tham gia rõ ràng để tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH.

Về vấn đề tài chính, nhà nước cần xem xét tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục và hỗ trợ tăng cường huy động các nguồn tài trợ tư nhân thông qua kết hợp phù hợp giữa nguồn thu học phí theo định hướng chia sẻ chi phí, PPP và các nguồn khác. Đồng thời, việc phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ sở GDĐH nên theo hướng tiếp cận dựa trên hiệu quả hoạt động và dựa trên công bằng. Để thu hẹp khoảng cách về khả năng tiếp cận giáo dục đại học giữa các nhóm kinh tế-xã hội và dân tộc, nhà nước sẽ áp dụng các chính sách và ưu đãi để tăng cường hỗ trợ tài chính cho sinh viên thông qua kết hợp học bổng với các chương trình cho vay hiệu quả và bền vững.

Có thể bạn quan tâm

  • TẦM NHÌN VIỆT NAM 2021 - 2030 (Kỳ III): Nâng cao chất lượng thể chế và đổi mới sáng tạo

    06:00, 14/11/2020

  • TẦM NHÌN VIỆT NAM 2021 - 2030 (Kỳ II): Tìm kiếm mục tiêu chiến lược mới

    05:45, 13/11/2020

  • TẦM NHÌN VIỆT NAM 2021 - 2030 (Kỳ 1): Nguồn lực tăng trưởng mới

    05:00, 12/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TẦM NHÌN VIỆT NAM 2021 - 2030 (Kỳ IV): Khung pháp lý để phát triển kinh tế thị trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO