Chưa biết cuộc chiến tranh không tiếng súng giữa Mỹ và Mexico sẽ đem lại kết quả thế nào, song trước mắt đặt lên vai tân Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador vô vàn thử thách.
Kể từ sau thế chiến thứ II, khi âm mưu biến Mỹ Latinh thành sân sau thất bại hoàn toàn, người ta ngỡ rằng Mỹ đã hết can dự vào tình hình khu vực này. Thực ra không hẳn thế, Obama đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Cuba, nhưng với người láng giềng ương ngạnh Mexico chưa bao giờ “cơm lành canh ngọt”.
Đặc biệt sau khi Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ hồi tháng 1/2017, chỉ sau đó một tuần người đứng đầu Nhà trắng tuyên bố xây bức tường dọc biên giới với Mexico nhằm ngăn chặn làn sóng di cư và ma túy vào “miền đất hứa”.
Kiểu căng thẳng giữa Mỹ và Mexico là một dạng đặc biệt, bởi người láng giềng phía Nam không phải là cường quốc quân sự hay sở hữu vũ khí hạt nhân, mối bang giao xưa nay chưa cho thấy dấu hiệu nước này có thể đe dọa đến an ninh nước Mỹ.
Có thể bạn quan tâm
04:30, 03/07/2018
11:03, 02/07/2018
16:34, 01/07/2018
06:00, 01/07/2018
04:30, 30/06/2018
06:00, 27/06/2018
Ngược lại, các chỉ số kinh tế cho thấy kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 1,6 tỷ USD/ngày. Việc tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Mexico sẽ chống lại Mỹ bởi gần 5 triệu việc làm của Mỹ phụ thuộc vào thương mại với Mexico, và Mexico hiện là thị trường xuất khẩu hàng đầu của 28 bang của Mỹ.
Tân Tổng thống Mexico, ông Andrés Manuel López Obrador, 64 tuổi là người thuộc phe cánh tả. Oberador là người có lập trường hay hoạt động chính trị chấp nhận hoặc hỗ trợ công bằng xã hội, thường phản đối sự phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội. Điều đó có vẻ trái ngược với Trump khi Tổng thống Mỹ có dấu hiệu “thiên hữu” - có thái độ thù địch với người di cư.
Một làn sóng di cư xuất phát từ các quốc gia khó khăn trong vùng Caribe, họ muốn vào Mỹ phải đi qua Mexico. Trump tỏ thái độ bực dọc, còn phía Mexico lại muốn cấp thị thực lưu trú để cứu vớt những người này.
Đó là nguyên nhân khiến Trump có ý định xây bức tường trị giá 73 triệu USD chạy dọc biên giới giữa 2 nước. Nếu điều đó xảy ra, với Mexico sẽ là sự xúc phạm và là nguồn cơn phát sinh căng thẳng ngoại giao, thương mại giữa hai nước, thậm chí xung đột quân sự.
Về lập trường chính trị, ông Oberador và ông Trump là hoàn toàn mâu thuẫn, nếu mâu thuần chính trị phát tác trong lĩnh vực thương mại thì xem ra phía Mexico bất lợi hơn.
Ở Châu Mỹ, Mỹ là đối tác kinh tế lớn nhất của Mexico, những quốc gia láng giềng phía Nam của họ đều là những nước nghèo, hoặc có diện tích khiêm tốn.
Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 300.000 xe qua biên giới giữa 2 nước với một triệu người đi làm việc, kinh doanh, học tập hoặc trao đổi du lịch. Một khi bức tường dựng lên, những con số ấn tượng kia sẽ giảm xuống!
Vì vậy, mặc dù là người cánh tả nhưng tân Tổng thống Oberador có thể phải điều chỉnh nếu không muốn làm phật lòng người đồng cấp bên kia biên giới.
Ở một diễn biến khác, xung đột thương mại đang ngày càng gia tăng khi Trung Quốc, Liên minh Châu Âu (EU), Canada và Mexico đưa ra các biện pháp đáp trả thuế nhôm, thép của Washington. Đặc biệt, EU, Canada còn cảnh báo sẽ trả đũa quyết liệt nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu xe ô tô như Tổng thống Trump đã từng đe dọa trước đó.
Trong khi đó, Bộ Kinh tế Mexico cũng cho biết sẽ áp thuế lên thép, thịt heo, trái cây và phô mai của Mỹ. Những căng thẳng thương mại với Mỹ khiến ông Oberador "nhức đầu" hơn trong chính sách ngoại giao với Trump, nhất là khi tân Tổng thống Mexico phải kế thừa di sản “bất hòa với Mỹ” từ người tiền nhiệm đã từng tuyên bố rà soát lại tất cả những lĩnh vực có hợp tác song phương với Mỹ.
Sau nhiều hục hặc, Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có nguy cơ bị hoãn lại vô thời hạn. Chưa biết những căng thẳng giữa Mỹ và Mexico có được giải quyết ổn thỏa dưới thời tân Tổng thống Mexico hay không, song trước mắt ông Oberador sẽ đối mặt với vô vàn thử thách.