Doanh nghiệp làm gì để tham gia được chuỗi giá trị toàn cầu?

Công Thương 28/11/2018 13:46

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, bởi hàng hóa không đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, các tiêu chuẩn của các hiệp định thương mại.

Ông Võ Tân Thành, Phó chủ tịch VCCI, giám đốc VCCI chi nhánh TP.HCM phát biểu tại diễn đàn

Diễn đàn xuất khẩu Việt Nam với chủ đề “Tăng cường liên kết của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu”.

Nhận thấy những khó khăn ấy của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI phối hợp với Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại TP.HCM tổ chức Diễn đàn xuất khẩu Việt Nam với chủ đề “Tăng cường liên kết của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu”.

Chia sẻ những khó khăn cũng như hướng đi để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nắm rõ thông tin về các luật, tiêu chuẩn các hiệp định thương mại hiện nay, ông Nguyễn Huy, Giám đốc Bureau Veritas Viet Nam Head Office cho biết, hiện nay luật FISMA tác động trực tiếp đến nông sản mà các doanh nghiệp phải đáp ứng khi đến thị trường Mỹ. Luật này quy định những điều kiện kiên quyết mà doanh nghiệp phải đáp ứng, từ đó mới tính đến chuyện đầu ra vào thị trường Mỹ. Một trong những điều kiện là doanh nghiệp phải có đẻ đấp ứng với luật FISMA là có cá nhân tham gia vào khóa học được FTA thừa nhận, từ đó chứng minh được doanh nghiệp đủ năng lực để kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm sản phẩm của mình đáp ứng.

Có thể bạn quan tâm

  • Đề xuất ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản cho thuế: Chuyên gia phản đối, VCCI lo ngại

    Đề xuất ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản cho thuế: Chuyên gia phản đối, VCCI lo ngại

    06:30, 28/11/2018

  • VCCI Nghệ An và WHA Group trao đổi chương trình hợp tác

    VCCI Nghệ An và WHA Group trao đổi chương trình hợp tác

    20:13, 22/11/2018

  • Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”

    Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”

    17:08, 20/11/2018

Cũng theo ông Huy, khi áp dụng luật FISMA thì thực tế nhiều nông sản nhỏ lẻ của Vệt Nam được tập hợp lại không chứng minh được nguồn gốc cũng như đơn vị chế biến. Điều này không đáp ứng được tiêu chuẩn khiến doanh nghiệp gặp khó. Ví dụ, như cà phê, ở Mỹ có tập đoàn lớn về cà phê có họ luôn tổ chức hội thảo và khuyến khích nhà cung cấp của họ đáp ứng theo luật. Phía doanh nghiệp nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn thì họ muốn mua cũng không mua được. Kể cả các ngành điều và các ngành thực phẩm khác đều phải có chứng nhận và đạt được các tiêu chuẩn như vậy mới được các chứng chỉ của FTA thừa nhận.

Về mặt hàng thủy sản cũng có nhiều chi phối nhất định theo luật của FISMA. Theo đó, luật FISMA tác động đến các nhà nhập khẩu thủy sản Mỹ nên các doanh nghiệp Mỹ đều tuân thủ theo luật mới. Bởi vậy, các doanh nghiệp thủy sản cũng phải chuyển động để đáp ứng với các điều khoản của luật mới này khi vào thị trường Mỹ. Bên canh đó, các thị trường như thị trường châu Âu, các sản phẩm như nông sản và thủy sản có thể bán được ở các thị trường bán lẻ này cũng cần đạt các tiêu chuẩn bắt buộc như VietGrap, FISMA… Hiện giờ, thị trường châu Âu có một xu hướng kết hợp các luật và tiêu chuẩn lại. Khi kết hợp các tiêu chuẩn của luật mới lại với nhau sẽ đưa ra các chương trình chung, như vậy thì chứng nhận này có giá trị phù hợp với châu Âu và Mỹ.

Diễn đàn xuất khẩu Việt Nam với chủ đề “Tăng cường liên kết của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu”.

Diễn đàn xuất khẩu Việt Nam với chủ đề: “Tăng cường liên kết của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu”

Theo ông Huy, trước những biến động này, phía Việt Nam cần có những hướng đi, như tiếp xúc FTA để đạt được chứng nhận của họ. Khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn trong vấn đề xuất khẩu hàng hóa đi các thị trường. Lấy một ví dụ cụ thể, ông Huy cho biết, văn phòng Chính phủ của Thái Lan từng làm việc với FTA. Từ đó, văn phòng chính phủ Thái Lan được phép cấp chứng nhận, công nhận cho các tổ chức đánh giá. Nhờ vậy mà doanh nghiệp Thái Lan có được giấy chứng nhận phù hợp với luật FISMA.

“Cơ quan chức năng cần cập nhật liên tục những thay đổi trong luật và các tiêu chuẩn để các doanh nghiệp chủ động thông tin thay đổi đáp ứng với các tiêu chuẩn của quốc tế đưa các sản phẩm đi ra thị trường thế giới” – ông Huy chia sẽ thêm.

Liên quan đến công tác hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tại Diễn đàn, ông Ron Ashkin, Giám đốc Dự án USAID LinkSME cũng cho biết, hiện nay, rào cản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới là thiếu công công nghệ, thiếu nhân lực, thiếu sự cạnh tranh… Trước những vấn đề khó khăn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp phải, dự án USAID LinkSME được thực hiện nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu giảm chi phí. Qua đó dự án giúp đỡ các vận hành để kết nối doanh nghiệp với các đối tác uy tín.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp làm gì để tham gia được chuỗi giá trị toàn cầu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO