Chính phủ đề nghị bổ sung quy định trần làm thêm giờ tối đa theo tháng không quá 40 giờ; đồng thời quy định rõ trong luật các lĩnh vực, trường hợp đặc biệt được làm thêm đến 400 giờ/năm.
Chế biến thủy sản - một trong những lĩnh vực được đề xuất doanh nghiệp có thể tự thỏa thuận với người lao động làm thêm giờ đến 400 giờ/năm
Tại Văn bản số 561/CP-TL về một số nội dung lớn của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) gửi Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã Chính phủ đã có ý kiến về một số nội dung lớn của dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi).
Theo đó, Chính phủ đồng ý việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) theo đó Bộ luật Lao động (sửa đổi) áp dụng đối với tất cả người lao động có quan hệ lao động và mở rộng áp dụng một số quy định của Bộ luật đối với người không có quan hệ lao động ở cả khu vực chính thức và phi chính thực
Văn bản số 561/CP-TL về một số nội dung lớn của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)
Về mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa (điều 107 Bộ luật Lao động (sửa đổi), Chính phủ đã có tờ trình số 208/Ttr-CP ngày 17/5/2019 về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) đề xuất mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giời tối đa them từ 100 – 300giờ/năm lên 400 giờ/năm.
Chính phủ cũng đã có phương án rà soát bước đầu 1810 nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm làm căn cứ để xác định nhóm người lao động được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Chính phủ đề nghị bổ sung quy định trần làm thêm giờ tối đa theo tháng là không quá 40 giờ; đồng thời quy định rõ trong luật các lĩnh vực, trường hợp đặc biệt được làm thêm đến 400 giờ/năm bao gồm: dệt may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử và trong những trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn theo quy định của Chính phụ
Theo quy định hiện nay, thời gian làm việc bình thường là 48 giờ/tuần trong luật cũng quy định khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tuần làm việc 48 giờ. Trong khu vực ASEAN hầu hết các nước cũng đang thực hiện tuần làm việc 48 giờ.
Cũng theo Văn bản số 561/CP-TL về một số nội dung lớn của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Chính phủ cho rằng đây là vấn đề rất lớn, hệ trọng liên quan đến nhiều chủ thể, bao gồm người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước; có tác động rất lớn tới năng suất, tăng trưởng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế cần phải được nghiên cwus, đánh giá một cách rất kỹ lương. Chính phủ chưa có báo cáo đánh giá tác động đầy đủ và chưa trình việc giảm thời gian làm việc trong thời điểm này.
Có thể bạn quan tâm
15:10, 28/10/2019
16:05, 25/10/2019
19:28, 23/10/2019
13:08, 23/10/2019
11:14, 23/10/2019
10:15, 23/10/2019
Do đó, Chính phủ thống nhất cao với tiếp thu, giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội trước mắt giữ nguyên thời giờ làm việc bình thường như quy định của Bộ luật hiện hành đồng thời bổ sung, quy định rõ trong Bộ luật Lao động (sửa đổi):
Thứ nhất, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện giảm giờ làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần.
Thứ hai, tăng cưởng cơ chế thương lượng tập thể về việc giảm giờ làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần.
Thứ ba, giao Chính phủ căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, có lộ trình điều chỉnh, giảm giờ làm việc bình thường vào thời điểm thích hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 105 của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Kết quả khảo sát mới đây của Tổ chức Lao động Quốc tế xác nhận 97% các hợp đồng làm ngoài giờ ở Việt Nam là có sự thoả thuận tự nguyện của người lao động và người sử dụng lao động. Tổ chức Lao động Quốc tế cũng cảnh báo một hiện tượng: có tới 70% doanh nghiệp được đánh giá là không tuân thủ đúng giới hạn tăng ca 300 giờ một năm. Điều này phản ánh một thực tiễn: tăng giờ làm thêm nhiều hơn 300 giờ là yêu cầu của cuộc sống và phù hợp với lợi ích của cả người lao động và người sử dụng lao động. |