Theo thông báo chính thức của Fast Retailing – công ty sở hữu thương hiệu UNIQLO, công ty này sẽ mở cửa hàng thời trang đầu tiên tại Việt Nam vào mùa thu năm 2019.
Như vậy, sau sự xuất hiện của Zara thuộc tập đoàn Inditex và H&M, UNIQLO là thương hiệu thời trang nhanh tiếp theo chính thức chọn Việt Nam là một thị trường tiêu thụ thay vì chỉ coi như là một điểm sản xuất như trước kia.
Thị trường tiềm năng
Những con số về kết quả kinh doanh của Zara đã thể hiện rõ tiềm năng thị trường thời trang Việt Nam hấp dẫn thế nào đối với các thương hiệu quốc tế. Theo số liệu của Công ty Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), chỉ trong 4 tháng đầu tiên hoạt động tại Việt Nam năm 2016, Zara Việt Nam đã đạt doanh thu 321 tỷ đồng, bình quân đạt doanh thu 2,8 tỷ đồng mỗi ngày.
Sang năm 2017, với việc mở mới các cửa hàng Pull & Bear, Stradivarius, Massimo Dutti cùng thuộc hệ thống Zara trong tháng 9 và mở thêm cửa hàng Zara tại Hà Nội vào cuối năm, doanh thu của toàn hệ thống tại Việt Nam đã tăng vọt lên hơn 1.100 tỷ đồng, theo số liệu do Mitra Adiperkasa – đối tác đại diện cho Inditex vận hành hệ thống Zara tại Việt Nam, công bố. Và trong nửa đầu năm 2018, doanh thu của Mitro Adiperkasa tại Việt Nam tăng trưởng 133% và đạt gần 950 tỷ đồng.
Cuộc chiến không cân sức
Công ty nghiên cứu thị trường Bussiness Monitor International (BMI), gần đây đã đưa ra một báo cáo, trong đó nhận định người tiêu dùng ở Việt Nam có xu hướng quan tâm và chi tiêu mạnh tay đối với các sản phẩm có thương hiệu nước ngoài. BMI ước tính thị trường thời trang bao gồm quần áo và giày dép ở Việt Nam trong năm 2018 là 3,8 tỉ USD, trong đó chi tiêu cho quần áo chiếm hơn 3,5 tỉ USD. Quy mô thị trường tới năm 2021 sẽ đạt 5,08 tỷ USD, trong đó chi tiêu quần áo sẽ chiếm khoảng 4,7 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm
05:00, 21/09/2017
07:29, 27/08/2018
06:28, 25/06/2018
10:32, 18/05/2018
Hơn một thập kỷ trước, khi Việt Nam vẫn là thị trường tiêu thụ không được các thương hiệu thời trang nằm ngoài tầm mắt, sân chơi gần như là của riêng các thương hiệu thời trang trong nước. Đó là các thương hiệu như Ninomaxx, Foci, PT2000, BlueExchange hay Canifa.
BMI ước tính thị trường thời trang bao gồm quần áo và giày dép ở Việt Nam trong năm 2018 là 3,8 tỉ USD, trong đó chi tiêu cho quần áo chiếm hơn 3,5 tỉ USD.
Nhưng vào thời điểm này, sức ép cạnh tranh từ các thương hiệu nước ngoài dường như đang đẩy dần các thương hiệu trong nước theo chiều hướng đi xuống. Ninomaxx là một ví dụ. Từ hệ thống 200 cửa hàng, nay Ninomaxx đã tái cấu trúc và đóng cửa hàng loạt điểm bán, hiện chỉ tập trung vào 64 cửa hàng, chủ yếu ở khu vực phía Nam.
Nếu so về giá cả thì các thương hiệu trong nước vẫn có lợi thế hơn. Tuy nhiên, khi mức thu nhập của người tiêu dùng tăng cao, thì giá cả đôi khi không còn là yếu tố quyết định, mà là thương hiệu và mẫu mã. Cả hai yếu tố này các thương hiệu thời trang quốc tế đều có lợi thế hơn.
Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch công ty thời trang TNG từng thừa nhận rằng, kinh doanh thời trang được mất nằm ở việc nhanh hay chậm đưa ra mẫu mã mới. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam cần có đội ngũ thiết kế thật giỏi. Nhưng đó lại là điều không đơn giản có thể giải quyết một sớm một chiều. Con đường đối đầu của thương hiệu thời trang nội với thương hiệu ngoại vẫn sẽ còn rất nhiều khó khắn.