Theo dự báo của Ngân hàng Standard Chartered, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ hồi phục trong quý 4 năm 2021, đạt 5,5%.
Dự báo này có thể sẽ giảm xuống, cùng với đó là việc giảm lãi suất có thể xảy ra, nếu những tác động của dịch COVID-19 lên nền kinh tế kéo dài. Kịch bản đó có thể ảnh hưởng tới vị thế của Việt Nam.
Standard Chartered ước tính tăng trưởng GDP quý 3 có thể chậm lại còn 1,9% so với mức 6,6% trong quý 2 do những ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Gần đây, Ngân hàng đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 6,5% xuống 4,7% cho năm 2021 và từ 7,3% xuống 7% cho năm 2022 do các chỉ số kinh tế suy yếu, dịch bệnh diễn biến trầm trọng và tiêm chủng vắc xin còn chậm.
Theo Standard Chartered, trong trường hợp các ca dương tính với COVID-19 không được đưa vào vòng kiểm soát trong tháng 9, tốc độ tăng trưởng có thể sẽ tiếp tục suy giảm và Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ thực hiện một đợt cắt giảm lãi suất. Tăng trưởng kinh tế có khả năng sẽ phục hồi trong quý 4 và hoạt động thương mại toàn cầu được cải thiện sẽ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế quý 3 dự kiến sẽ chậm lại.
Tình hình dịch COVID-19 có thể sẽ tiếp tục khiến cho dòng vốn đầu tư vào Việt Nam bị suy giảm trong thời gian từ nay đến cuối năm cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực du lịch.
“Giống như các nền kinh tế khác tại châu Á và các khu vực khác trên thế giới, kinh tế Việt Nam đang chịu nhiều tác động từ đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, chúng tôi duy trì triển vọng tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn” - ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered, chia sẻ.
Dưới góc độ của Ngân hàng Thế giới Việt Nam, theo lời ôngRahul Kitchlu, Quyền Giám đốc Quốc gia cho biết, “Nền kinh tế Việt Nam liệu có phục hồi vào nửa sau năm 2021 hay không? Điều đó còn tùy thuộc vào kết quả kiểm soát đợt dịch COVID-19 bùng phát hiện nay, hiệu quả triển khai vắc-xin, và hiệu suất của các biện pháp tài khóa nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình bị ảnh hưởng, và để kích thích phục hồi,” - “Tuy rủi ro theo hướng suy giảm đã gia tăng, nhưng các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 đến 7% từ năm 2022 trở đi.”
Nhóm phân tích WB khuyến nghị các cấp có thẩm quyền cần xử lý những hệ quả xã hội của khủng hoảng COVID-19 bằng cách cải thiện chiều sâu và hiệu quả của các chương trình an sinh xã hội. Các cấp chính quyền cũng cần cảnh giác với rủi ro gia tăng ở khu vực tài chính, cụ thể là cần quan tâm đến nợ xấu. Chính sách tài khóa cũng cần được quan tâm hơn nữa vì các nhà hoạch định chính sách cần tìm cách cân đối cho phù hợp giữa nhu cầu hỗ trợ phục hồi kinh tế và nhu cầu duy trì nợ công ở mức bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra dự báo về GDP năm nay
04:00, 15/09/2021
Sẽ không quá bất ngờ khi tăng trưởng GDP quý III âm
03:30, 12/09/2021
Tác động của GDP đến thị trường chứng khoán
05:30, 02/09/2021
PGS.TS Phạm Thế Anh: Đẩy nhanh quá trình tiêm vaccine để thúc đẩy tăng trưởng GDP
05:30, 30/07/2021