Tăng tuổi nghỉ hưu: Băn khoăn trước giờ G

Sông Hàn 18/11/2019 10:23

Ngoài các khoản tiền lương, thưởng, chế độ làm việc thì độ tuổi được nghỉ hưu cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. 

Ngày 20/11 tới, Quốc hội sẽ thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) trong đó điều chỉnh tăng tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam (vào năm 2028) và đủ 60 tuổi đối với nữ (vào năm 2035), nhưng nó vẫn đang để lại nhiều tranh cãi bất đồng trong dư luận, nhất là người lao động.

Việc tăng tuổi nghỉ hưu có nghĩa khung trần tuổi nghỉ hưu được nới lên. Và một nội dung mà nhiều lao động còn băn khoăn khi tăng độ tuổi nghỉ hưu, họ phải kéo dài năm làm việc. Nam có thể kéo dài thêm 2 năm, nữ thêm 5 năm mới được nghỉ hưu.

Hơn nữa, dư luận thấy một trong những mục đích của việc tăng tuổi nghỉ hưu ở đây chính là để ổn định quỹ hưu trí, tử tuất và Bảo hiểm xã hội (BHXH) mà không xuất phát từ việc tăng năng suất, hiệu quả, chất lượng làm việc hay đảm bảo quyền lợi của người lao động. Kể từ khi đề xuất để lấy ý kiến, nó đã vấp phải sự phản ứng của chính những người lao động.

Có thể bạn quan tâm

  • Tuổi nghỉ hưu và GDP

    05:03, 06/11/2019

  • Thống nhất trình Quốc hội 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu có lộ trình

    16:05, 20/09/2019

  • Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi: Nâng tuổi nghỉ hưu tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

    01:50, 16/08/2019

  • Tăng tuổi nghỉ hưu: Chưa có sự đồng thuận cao

    12:02, 14/08/2019

  • Còn nhiều ý kiến khác nhau về tăng độ tuổi nghỉ hưu

    14:01, 12/06/2019

  • Tuổi nghỉ hưu

    05:00, 31/05/2019

  • Không phải doanh nghiệp nào cũng tăng tuổi nghỉ hưu

    14:30, 29/05/2019

  • Đại biểu Hồ Sỹ Lợi: Tăng tuổi nghỉ hưu, tăng tích lũy hưu trí

    11:00, 22/05/2019

  • Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu sẽ kéo dài 15 năm?

    08:00, 20/05/2019

  • Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Tăng tuổi hưu và lo ngại chuyện thực thi

    15:37, 23/10/2019

  • Tăng tuổi hưu nhanh có thể “tắc nghẽn” thị trường lao động?

    12:15, 17/06/2019

  • Tuổi hưu: Tăng - giảm có làm yên lòng?

    11:15, 30/05/2019

  • Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ II - Tăng tuổi hưu cần "điểm danh" từng ngành nghề

    06:40, 25/05/2019

  • Vấn đề tuổi hưu và những khó khăn về nguồn nhân lực trong tương lai

    05:40, 22/07/2018

  • Tăng tuổi hưu có ảnh hưởng tới việc làm của người trẻ?

    11:16, 16/07/2018

  • Tuổi hưu không thể “cào bằng”

    16:41, 16/12/2016

Dù bất cứ phương án nào được chấp thuận thì bảo hiểm – tuổi hưu – tiền lương là những vấn đề thuộc về chính sách vĩ mô, sẽ để lại những hậu quả tai hại nếu được áp dụng sai lầm. Cho nên, cần thiết phải có những nghiên cứu, đánh giá xã hội học về mức độ ảnh hưởng. Không hiểu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã thực hiện những nghiên cứu như vậy một cách nghiêm túc chưa?

Thực tế, có một vấn đề đang gây nhức nhối lớn đối với toàn xã hội chúng ta là hiện đang có một đội ngũ với số lượng rất lớn các cử nhân, kỹ sư trong đó có cả các thạc sỹ tốt nghiệp ra trường mà không xin được việc làm. Vì thế, khi tăng độ tuổi nghỉ hưu nói chung cho người lao động đang làm việc hiện nay sẽ gây ra một rào cản và là một trở ngại rất lớn cho lực lượng này không được vào để làm việc.

Một vấn đề nữa là, Việt Nam hiện nay có lợi thế lớn là đang ở giai đoạn của một thời kỳ dân số vàng, với lực lượng lao động của những người đang trong độ tuổi lao động từ 15 đến 65 là rất đông đảo, chiếm tới hơn 60% dân số. Theo lẽ thường, với một quy mô thị trường lao động như vậy nên khi đã đạt đến gần 100 triệu dân thì chúng ta hoàn toàn có thể trở thành một nước lớn, giàu và mạnh, nếu như có những chính sách tốt.  

Vì thế, việc tăng độ tuổi nghỉ hưu trong giai đoạn hiện nay cần phải có sự cân nhắc kỹ, với những cách làm thực sự thích hợp và với những sự cơ cấu lao động và cơ chế hợp lý, nếu không tình trạng thất nghiệp của lực lượng lao động có trình độ cao như hiện nay sẽ tiếp tục còn bị kéo dài thêm. Và nếu chỉ vì lo cứu quỹ hưu trí thì lại cần thiết phải có sự xem xét, cân nhắc và cân đối lại.

Phải thẳng thắn với nhau rằng, việc quỹ BHXH, hưu trí đang đứng trước nguy cơ quá tải, bị vỡ không hẳn đến từ việc quá nhiều người hưởng lương hưu trí hay không. Bởi lẽ việc hưởng lương trong độ tuổi làm việc còn cao gấp nhiều lần so với khi người lao động được nhận lương hưu.

Quỹ BHXH đứng trước nguy cơ bị vỡ lại do các nguyên nhân khác lớn hơn như: tình trạng tham ô, tham nhũng và chi tiêu bừa bãi; sự điều phối quỹ không hiệu quả dẫn đến mất cân đối thu chi; thanh tra thiếu trách nhiệm; tình trạng trục lợi diễn ra tràn lan; số lượng người hưởng bảo hiểm một lần quá nhiều trong khi lượng người lao động tham gia đóng quỹ lại quá ít.

Như vậy không thể dùng sức khỏe, tuổi của người lao động để sửa sai, bù đắp cho sự yếu kém, thất thoát của quỹ hưu trí và BHXH. Lực lượng lao động là thành phần không thể thiếu, đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế quốc dân, cho nên họ xứng đáng được hưởng những điều kiện phúc lợi tốt nhất khi về già.

Tại nhiều nước phát triển như Âu Mỹ và Nhật Bản – vốn có điều kiện phúc lợi tốt hơn ta rất nhiều – phần lớn các khoản nợ công do chính phủ vay mượn là để đầu tư cho hệ thống hưu trí, an sinh xã hội phục vụ người dân; rất ít trường hợp nhà nước phải ban hành luật cho phép tăng tuổi hưu, ngay cả khi kinh tế đình trệ (hay nếu có đề xuất thì cũng vướng rất nhiều chỉ trích, phản đối). Đối với người trong diện thất nghiệp, các chính phủ của họ cũng thường có chính sách trợ cấp và hỗ trợ họ tìm kiếm công ăn việc làm.

Hay tại cạnh nước láng giềng Trung Quốc, độ tuổi về hưu của nữ giới chỉ là 50 và Quỹ BHXH thường tăng khoảng 10% lương cho những phụ nữ xin về nghỉ sớm để lo chuyện gia đình.

Có thể nói, người lao động chính là động lực mạnh mẽ thúc đất sự phát triển của đất nước, là chìa khóa để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Bởi vậy, mọi chính sách, chế độ liên quan đều phải xuất phát từ quyền lợi của chính họ. Theo đó, một lần nữa dư luận có quyền hỏi: Từ đề xuất cho đến thảo luận và quyết định tăng tuổi hưu đã xuất phát từ quyền lợi của người lao động chưa?

Đồng thời, nghỉ hưu cần được hiểu theo nghĩa thông dụng trên thế giới là người lao động nghỉ việc sau một thời gian đóng bảo hiểm xã hội và họ sẽ được quyền lĩnh phần mình đã đóng vào những năm tháng tuổi già. Và người lao động có quyền tự quyết định thời điểm mình nghỉ hưu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tăng tuổi nghỉ hưu: Băn khoăn trước giờ G
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO