Tăng tuổi nghỉ hưu căn cứ vào đâu?

Diendandoanhnghiep.vn Đề án Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đưa ra hai phương án tăng tuổi nghỉ hưu dự kiến sẽ trình Hội nghị Trung ương 7 xem xét vào tháng 5 tới.

Tuy nhiên, hiện có nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất này.Tại phiên họp Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội mới đây, Bộ LĐ-TB&XH đã trình bày sơ bộ đề án cải cách bảo hiểm xã hội chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương 7.

p/Bảng so sánh độ tuổi nghỉ hưu của các quốc gia.

Bảng so sánh độ tuổi nghỉ hưu của các quốc gia.

Hai phương án tăng tuổi hưu

Hai phương án mà đề án đưa ra gồm, phương án một là nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ lên 60 và nam lên 62, nhưng lộ trình mỗi năm chỉ nâng thêm 3 tháng. Phương án hai, nữ nghỉ hưu ở tuổi 60 nhưng độ tuổi nghỉ hưu của nam được nâng lên 65, lộ trình mỗi năm chỉ điều chỉnh nâng thêm 4 tháng.

Theo lý giải từ Bộ LĐ-TB&XH, đề xuất nhằm bảo đảm cân đối quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn. “Không có nước nào mà chính sách bảo hiểm xã hội lại thoáng như vậy, đóng ít nhưng hưởng nhiều, đóng thời gian ngắn nhưng lại hưởng dài, ngoài hưởng phần mình đóng lại còn hưởng phần nhà nước hỗ trợ trong đó nữa. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội rồi xin rút một lần, một thời gian sau có việc mới lại đóng và sau đó lại xin rút một lần”, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phân tích.

Theo đó, Bộ thiết kế ba tầng, tầng thứ nhất là Nhà nước đóng cho các đối tượng chính sách để họ hưởng lương hưu. Tầng thứ hai là BHXH bắt buộc, giống như quy định hiện hành. Tầng thứ ba là bảo hiểm tự nguyện, người lao động đóng cao hưởng cao.

Phân loại lĩnh vực sản xuất

Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho rằng, Việt Nam đang trong giai đoạn “kép” giữa dân số vàng và già hoá, tuy nhiên việc tăng tuổi nghỉ hưu cần được xem xét kỹ lưỡng tác động. Bởi theo kết quả khảo sát của Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam), 90% công nhân lao động vẫn muốn nghỉ hưu ở độ tuổi như hiện nay, tức là nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi, họ không muốn kéo dài tuổi nghỉ hưu.

Cùng với đó, nếu tăng tuổi nghỉ hưu sẽ vô hình chung khiến tình trạng thất nghiệp ở lao động trẻ càng thêm trầm trọng. Nguyên Thứ trưởng Phạm Minh Huân thừa nhận: “Việt Nam đang trong quá trình phát triển, cho nên nếu tổng khối lượng việc làm không thay đổi, số người ở lại sẽ ảnh hưởng một phần nhỏ đến số người vào”.

Đặc biệt, lo ngại được đặt ra với những lĩnh vực sản xuất trực tiếp, người lao động sử dụng nhiều sức lao động sẽ khó để duy trì sức lực đến độ tuổi 62 với nam và 60 với nữ. Do đó, ông Huân cho rằng, cần đặc biệt chú ý phân tích tác động từ những ngành nghề lao động nặng nhọc, độc hại lao động bị suy giảm khả năng trong quá trình lao động. Có thể cân nhắc chưa điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu với lao động khu vực này.
Do đó, ông Huân khẳng định: “Việc tăng tuổi nghỉ hưu cần tiếp tục tính toán kỹ hơn và dựa trên những phân tích tác động về áp lực thị trường, chứ không chỉ dựa trên áp lực về cân đối quỹ, về già hóa dân số”.

Trong khi đó, trên thực tế, doanh nghiệp cũng có xu hướng sử dụng lao động trẻ tuổi, thậm chí hiện tượng sa thải lao động trên 35 tuổi đã xảy ra và phải tìm cách giải quyết thời gian qua. Bản thân việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng được chuyên gia phân tích là sẽ gia tăng số lao động chuyển hưởng lương hưu một lần, như vậy quỹ hưu trí vô hình chung lại không đảm bảo được mục đích an sinh xã hội.

Cách nào cân đối quỹ?

Về lý giải tăng tuổi nghỉ hưu để cân bằng quỹ BHXH, ông Huân cho rằng đây chỉ là một trong số nhiều giải pháp, do đó cần lựa chọn phương án đỡ gây sốc nhất. "Nếu một lao động nam nghỉ hưu năm 60 tuổi và thọ 75 tuổi, thời gian hưởng lương hưu là 15 năm, chưa cần tăng tuổi nghỉ hưu lên 65, chỉ cần lên 62 đã giảm còn 13 năm hưởng lương, nhân với số người hưởng lương hiện nay thì con số cắt giảm được là rất lớn", ông Huân tính.

Có cùng quan điểm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi đề xuất: “Nên tách tuổi nghề và tuổi đời nghỉ hưu. Có thể 60 tuổi nghỉ hưu, tôi đồng ý, nhưng vẫn muốn làm việc đến 65 tuổi thì cho đóng tiếp BHXH 5 năm”.

Nếu năm 2018 Quốc hội thông qua phương án tăng tuổi nghỉ hưu này thì bắt đầu thực hiện từ năm 2020 để có quá trình đánh giá tất cả các tác động về việc làm, thị trường lao động, sức khỏe, năng suất lao động cũng như tâm lý của người lao động và doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tăng tuổi nghỉ hưu căn cứ vào đâu? tại chuyên mục Chính trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714124564 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714124564 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10