Bài học lớn nhất cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng này là tăng cường khả năng đối phó nhanh chóng trước những tình huống khó lường.
Trải qua một năm đầy biến động với liên tiếp những khủng hoảng về cả y tế và kinh tế, thế giới hiện nay bước vào năm mới 2021 với sự quan tâm lớn về sự phục hồi và khả năng biến đổi. Với một mục tiêu chung đẩy lùi dịch bệnh, đây là thời điểm chiến lược để các nhóm khu vực công và tư nhân trong mọi lĩnh vực cùng hợp tác trong một hệ sinh thái lớn hơn nhằm vượt qua những thách thức gây ra do đại dịch.
Trong bối cảnh này, công nghệ chính là nền tảng cho các cơ sở y tế nói riêng và các đơn vị kinh doanh nói chung đẩy mạnh năng suất và hiệu quả công việc thông qua những giải pháp hiện đại bằng 3 con đường : 1, Hỗ trợ các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng; 2, Nâng cao sức khỏe tinh thần của người lao động; và cuối cùng, 3, Đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh và khả năng phục hồi của doanh nghiệp.
Ngay từ khi COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu, một trong những chủ đề được quan tâm hàng đầu là công tác số hóa hệ thống y tế, bao gồm quản lý quy trình hoạt động tại các bệnh viện, theo dõi sức khỏe bệnh nhân và tận dụng hiệu quả nền tảng dữ liệu để đề ra các giải pháp kịp thời. Bằng cách kết hợp các nền tảng kỹ thuật số vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các cơ sở y tế có thể đáp ứng các nhu cầu không ngừng tăng cao trong cộng đồng. Quá trình số hóa này còn cung cấp cho chính phủ và các cơ sở y tế những thông tin đầy đủ, cập nhật và dễ dàng áp dụng vào thực tế nhằm kịp thời đối phó với tình hình đại dịch diễn biến phức tạp.
Nhằm đẩy nhanh tiến trình số hóa này, Oracle đã phát triển và giới thiệu ra thị trường Cơ sở dữ liệu về Sức khỏe Quốc gia của Oracle (Oracle’s National Electronic Health Record (EHR) Database) và Hệ thống Quản lý Sức khỏe Cộng đồng Oracle (Oracle Public Health Management System) để hỗ trợ các chính phủ thu thập, xử lí và phân tích dữ liệu về tình hình sức khỏe của người bệnh cũng như cập nhật thông tin từ các cơ sở y tế.
Bên cạnh sức khỏe thể chất, đại dịch còn tạo ra những tác động tiêu cực đến tinh thần của mọi người. Trên thực tế, một nghiên cứu thuộc dự án AI at Work (Trí tuệ nhân tạo tại Nơi làm việc) của Oracle đã chỉ ra rằng, 2020 quả thực là năm áp lực nhất trong lịch sử, gây ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe tinh thần của hơn 78% nhân viên trên toàn cầu.
Con người là cốt lõi của mỗi doanh nghiệp, là yếu tố quyết định cho tính liên tục trong hoạt động kinh doanh. Những hạn chế về công nghệ tại các doanh nghiệp có thể khiến những công việc thường ngày trở nên thực sự khó khăn khi nhân việc phải làm việc tại nhà trong tình hình dịch bệnh. Khi mà chúng ta không thể thực hiện những việc vốn đơn giản trong điều kiện làm việc bình thường như đi bộ sang phòng ban khác để xin các loại giấy tờ, thì sự giao tiếp không thông suốt giữa các nhóm có thể khiến công việc bị trì trệ. Vì vậy, bộ phận Nhân sự cần phải tìm ra những phương pháp mới để kết nối với nhân viên trong bối cảnh đại dịch, liên tục thúc đẩy tinh thần làm việc của họ. Để thực hiện mục tiêu này, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo sự linh hoạt và khả năng thích ứng cao trên mọi mặt trong hệ thống và quy trình hoạt động của họ, tạo điều kiện cho sự liền mạch và trơn tru trên toàn tổ chức.
Các công nghệ hiện đại như Trí tuệ nhân tạo (AI) đã mở ra những phương thức làm việc mới; 75% nhân viên nói rằng Trí tuệ nhân tạo (AI) đã giúp cải thiện tinh thần làm việc của họ. Những lợi ích hàng đầu của AI bao gồm: cung cấp thông tin cần thiết một cách hiệu quả (31%); tự động hóa nhiều khâu trong công việc, giảm nhẹ gánh nặng nhằm hạn chế tình trạng kiệt quệ sức lực cho nhân viên (27%) và giảm áp lực công việc bằng cách hỗ trợ nhân viên sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên (27%).
Mặc dù tác động của đại dịch lên các ngành nghề và lĩnh vực là khác nhau, nhưng nhiệm vụ chung tất yếu mà các doanh nghiệp phải nhanh chóng thực hiện trong tình hình hiện nay là tự nhìn nhận và đánh giá lại, thậm chí là đổi mới chu trình hoạt động của mình nhằm đảm bảo kinh doanh không gián đoạn trong mọi tình huống. Điện toán đám mây và các phần mềm dịch vụ nói chung đã và đang thay đổi cách các doanh nghiệp vận hành trong kỉ nguyên số hiện nay. Công nghệ còn đóng vai trò trọng yếu trong việc đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh cho các công ty trên toàn cầu trước bối cảnh đại dịch, góp phần tăng cường sức chống chịu trong mỗi khâu vận hành của doanh nghiệp.
Trong hơn 30 năm có mặt tại thị trường Đông Nam Á, Oracle đã đồng hành cùng các đơn vị hàng đầu trong nhiều lĩnh vực trên chặng đường chuyển đổi số của họ tại mỗi địa phương. Western Digital, một doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành lưu trữ thông tin, đã đưa 8 chức năng sản xuất của họ lên nền tảng Phần mềm Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp Oracle Fusion (Oracle Fusion Cloud Enterprise Resource Planning (ERP)) và Phần mềm Quản lí chuỗi cung ứng & Sản xuất Oracle Fusion (Oracle Fusion Cloud Supply Chain Management & Manufacturing (SCM)) trên phạm vi toàn cầu, bao gồm Việt Nam. Thông thường, chuyên gia từ các quốc gia khác nhau cần phải có mặt trực tiếp tại từng địa điểm cụ thể để tham gia huấn luyện và quản lý thay đổi khi tiếp nhận một phần mềm mới, nhưng điều này không còn khả thi trong tình hình dịch bệnh. May mắn thay, nhờ việc ứng dụng công nghệ, Western Digital đã không gặp nhiều vấn đề khi phải ngay lập tức chuyển đổi sang cách thức vận hành từ xa hoàn toàn, và còn nhìn nhận được những lợi ích tích cực.
Trước đây, Oracle cũng đã từng hợp tác với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ để cung cấp cho họ hàng loạt những công nghệ mới và giúp họ chuyển đổi số. Thông qua Oracle Netsuite, chúng tôi đã hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp số hóa các hoạt động tài chính và dịch vụ khách hàng của họ. Nhằm khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp chuyển dịch lên nền tảng đám mây, chúng tôi còn cung cấp những dịch vụ đám mây toàn cầu cho các doanh nghiệp có mong muốn phát triển sản phẩm trên các nền tảng đám mây của Oracle.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp chỉ có thể nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc nhờ vào các giải pháp đám mây khi mà nhân viên của họ có khả năng thích ứng với các thay đổi, và điều này chỉ xảy ra khi các giải pháp ấy được tích hợp vào toàn bộ các khâu vận hành của doanh nghiệp một cách liền mạch, xuyên suốt.
Mặc dù vậy, hiệu suất của một công ty không thể phụ thuộc hoàn toàn vào các giải pháp đám mây; nhân viên của doanh nghiệp cũng phải trở thành một phần của quá trình số hóa. Vì vậy, cần phải đảm bảo rằng có một sự phối hợp nhịp nhàng trong các khâu vận hành của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho nhân viên nhanh chóng thích nghi với quy trình mới, dù là ở nhà hay tại văn phòng. Để thực hiện được điều này, Oracle mang đến một bộ phần mềm gồm các ứng dụng SaaS được sử dụng trong đa dạng các lĩnh vực, từ tài chính, nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng đến dịch vụ khách hàng, góp phần tạo nên sự kết hợp nhịp nhàng giữa các phòng, ban trong một doanh nghiệp.
Tình hình đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Trên thực tế, bài học lớn nhất cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng này là tăng cường khả năng đối phó nhanh chóng trước những tình huống khó lường. Để thực hiện được điều này, sức chống chịu phải được doanh nghiệp chú trọng hàng đầu. Tận dụng những giải pháp hiện đại, đảm bảo quá trình vận hành trơn tru, liền mạch, nâng cao năng lực của khối hành chính – văn phòng,.., đều là những yếu tố quan trọng tạo nên sức chống chịu và khả năng hồi phục của doanh nghiệp. Bằng cách cải thiện tính minh bạch trong đánh giá hiệu quả kinh doanh, các công ty có thể đưa ra những dự đoán giá trị dựa vào thông tin được cập nhật kịp thời, đồng thời tận dụng chúng để đề ra các giải pháp kịp thời trong bối cảnh đại dịch.
Nhiều các doanh nghiệp lớn đã thất bại trước những khó khăn gây ra do đại dịch. Ngược lại, cũng có rất nhiều các công ty đang từng bước phát triển và khẳng định vị thế của mình. Đứng trước bước chuyển mình tất yếu của toàn bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ được rằng, việc sở hữu một sức chống chịu tốt hơn là cách duy nhất để doanh nghiệp tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường mới.
Có thể bạn quan tâm
17:13, 01/02/2021
11:02, 26/01/2021
11:02, 23/01/2021
04:00, 21/01/2021
07:01, 16/12/2020
20:50, 04/12/2020
12:04, 04/11/2020
11:00, 23/09/2020
14:42, 07/09/2020