Táo quân 2018 nhộn nhịp với BOT, U23 và mạng xã hội

Theo Trí thức trẻ 05/02/2018 18:05

Những ngày này, một số đài truyền hình trên cả nước đang bận rộn để hoàn thành các chương trình Táo quân. Đã thành truyền thống, dường như năm nào khán giả cũng có tâm lý chờ đợi xem Táo của các đài sẽ tâu gì với Ngọc Hoàng.

Năm 2017, "hạ giới" bộn bề đủ thứ chuyện, là nguồn chất liệu dồi dào cho Táo quân. Vấn đề là chất liệu nào sẽ được chọn để đưa vào chương trình?

Các Táo quen thuộc của chương trình Gặp nhau cuối năm căng thẳng với trò chơi “Giành ghế” - Ảnh: VTV

Các Táo quen thuộc của chương trình Gặp nhau cuối năm căng thẳng với trò chơi “Giành ghế” - Ảnh: VTV

Nạn con ông cháu cha hoành hành

Tối 2-2, chương trình Táo quân - Gặp nhau cuối năm của VTV đã được ghi hình tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội, mở đầu chuỗi ghi hình liên tiếp trong ba ngày. Thay vì mở màn bằng những màn lên chầu ồn ào như mọi năm, Táo quân năm nay cho khán giả khám phá "hậu cung" thiên đình.

Đây là khoảng không gian để những người làm chương trình thỏa sức phản ánh vấn nạn: con ông cháu cha, bổ nhiệm thần tốc, "nâng đỡ không trong sáng". 

Lần đầu tiên khán giả sẽ thấy những "mầm non Táo" song hành với cuộc đua chạy chức chạy quyền cùng cha mẹ. Đó là những đứa trẻ "nứt mắt" ra đã được cha mẹ đào tạo kế nghiệp... làm quan, nơi những thanh niên chẳng có trình độ gì ngoài mác con quan "dành cả thanh xuân để chờ được bổ nhiệm".

Bài học duy nhất mà chúng thuộc là lý lịch gia đình: cha mẹ đi lên từ gian khó, trong quá khứ đã từng chạy xe ôm, bán chổi đót, nuôi heo nên sau này mới xây được... biệt phủ. Một "bài học" quá quen với người Việt năm qua. 

Trong thế giới cạnh tranh đầy khốc liệt đó, những người làm chương trình cũng "đá" qua vấn nạn bạo lực ở các cơ sở mầm non tư nhân, cuộc cải cách tiếng Việt gây ồn ào và một nhân vật gây tò mò bậc nhất năm 2017.

Một trong những vấn đề nhức nhối nhất của năm 2017 - "cuộc chiến" tại các trạm BOT - đã lọt vào tầm... châm biếm của Táo quân. Đặt tình huống thiên đình cũng xây dựng trạm BOT, Táo quân có cái cớ để tạo ra nhiều tình huống dở khóc dở cười.

Ngoài BOT, Nam Tào, Bắc Đẩu còn "đá xéo" các Táo Kinh tế, Táo Quy hoạch, Táo Y tế, Táo Môi trường để làm bật ra các vấn đề như các đại dự án lỗ hàng ngàn tỉ đồng, chuyện bán đảo Sơn Trà, thuốc ung thư giả, ô nhiễm môi trường...

Đây là năm thứ 15 của Táo quân trên kênh VTV. Chương trình năm nay phát sóng vào 20h ngày 30 tết, có sự tham gia của dàn diễn viên: Quốc Khánh, Xuân Bắc, Công Lý (bộ ba Ngọc Hoàng, Bắc Đẩu, Nam Tào), Quang Thắng (Táo Kinh tế), Vân Dung (Táo Y tế), Tự Long (Táo Xã hội), Chí Trung (Táo Quy hoạch)...

Từ bolero đến công nghệ 4.0

Ông Minh Hải - trưởng ban văn nghệ của HTV - cho biết Táo quân năm 2018 (kịch bản: nhóm tác giả, đạo diễn: Lý Khắc Lynh, phát sóng vào tối 30 tết trên kênh HTV9) sẽ không hẳn là vở kịch mà chọn hình thức tạp kỹ với khá nhiều thể loại: ca múa nhạc, kịch, hài, xiếc, rối, ảo thuật..., có cả biểu diễn tương tác với màn hình LED, để từ đó bước ra 12 nhân vật trong kịch Táo.

Nếu HTV chọn hình thức tạp kỹ đa màu sắc thì Đài PT-TH Long An năm nay vẫn là thể loại kịch nhưng ưu tiên đưa nhiều ca khúc bolero vào kịch táo Con chó đá (kịch bản: Diệp Vàm Cỏ, đạo diễn: Hoàng Duẩn - Vũ Thanh, phát sóng đêm 30 tết trên kênh LA34). Vở dài khoảng 50 phút với sự tham gia của các diễn viên: Hữu Nghĩa, Vũ Thanh, Bảo Trí, Mai Dũng, Hoàng Duẩn, Hạnh Thúy...

Táo quân Đài THVL chọn hình thức thể hiện khá mới mẻ khi pha trộn giữa hài kịch và phim truyện. Giải cứu Ngọc Hoàng đề cập đến các vấn đề đang nóng trong xã hội như BOT, bảo mẫu hành hạ trẻ, bệnh viện quá tải, "cát tặc" trên sông..., dự kiến phát sóng vào lúc 20h ngày 15-2 (30 tết) trên THVL1.

Đài PT-TH Đồng Nai thực hiện chương trình Táo quân dài 40 phút mang tên Ngọc Hoàng vi hành (kịch bản: Huỳnh Tiến Khoa, đạo diễn: Chánh Trực). Nằm trong chương trình đặc biệt chào xuân Mậu Tuất 2018 phát sóng ngay đêm 30 tết, vở kịch này tập hợp lực lượng các nghệ sĩ hài trẻ và khá tên tuổi trên sóng truyền hình hiện nay như Thu Trang, Tiến Luật, Chánh Trực, Huỳnh Tiến Khoa, Hữu Tín, Hữu Phước...

Vở nhấn mạnh thái độ ứng xử của con người với mạng xã hội, cuộc cách mạng 4.0 và đặt ra câu hỏi đầy trăn trở: Công nghệ liệu có thể thay thế sự giao lưu giữa con người với con người không? 

Khai thác mạng xã hội nên vở có khá nhiều những câu chuyện vui buồn: khi ông Táo chơi Facebook, bán hàng online, tích cực livestream, Ngọc Hoàng phải nạp thẻ cào...

Gặp nhau cuối năm:

Nóng nhất chuyện tranh đoạt "ghế"

Phần hay nhất của Gặp nhau cuối năm (VTV) năm nay chính là trò chơi giành ghế. Một trò chơi rất vui của thanh niên được đặt trong bối cảnh Thiên đình lại trở thành một thủ pháp để lột trần bộ mặt của các Táo.

Trong trò chơi đầy cao tay do Ngọc Hoàng bày ra, chiếc ghế đơn giản chỉ là chiếc ghế nhưng với các Táo, ghế tượng trưng cho quyền lực và họ sống chết để giành được ghế. Chỉ xung quanh trò chơi này, rất nhiều tình huống thú vị, những câu thoại tức cười được bật ra. 

Đây cũng là chương cuối đầy kịch tính cho dàn diễn viên bộc lộ mảng miếng, duyên hài của từng người. Ngọc Hoàng năm nay cho thấy quyết tâm lớn của Thiên đình trong việc bài trừ tham nhũng, làm trong sạch đội ngũ.

Để tránh tình trạng bị vi phạm bản quyền tràn lan như mọi năm, VTV đã đăng ký bảo vệ bản quyền chương trình Táo quân tại Mỹ và Việt Nam.

Nạn con ông cháu cha hoành hành

Tối 2-2, chương trình Táo quân - Gặp nhau cuối năm của VTV đã được ghi hình tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội, mở đầu chuỗi ghi hình liên tiếp trong ba ngày. Thay vì mở màn bằng những màn lên chầu ồn ào như mọi năm, Táo quân năm nay cho khán giả khám phá "hậu cung" thiên đình.

Đây là khoảng không gian để những người làm chương trình thỏa sức phản ánh vấn nạn: con ông cháu cha, bổ nhiệm thần tốc, "nâng đỡ không trong sáng". 

Lần đầu tiên khán giả sẽ thấy những "mầm non Táo" song hành với cuộc đua chạy chức chạy quyền cùng cha mẹ. Đó là những đứa trẻ "nứt mắt" ra đã được cha mẹ đào tạo kế nghiệp... làm quan, nơi những thanh niên chẳng có trình độ gì ngoài mác con quan "dành cả thanh xuân để chờ được bổ nhiệm".

Bài học duy nhất mà chúng thuộc là lý lịch gia đình: cha mẹ đi lên từ gian khó, trong quá khứ đã từng chạy xe ôm, bán chổi đót, nuôi heo nên sau này mới xây được... biệt phủ. Một "bài học" quá quen với người Việt năm qua. 

Trong thế giới cạnh tranh đầy khốc liệt đó, những người làm chương trình cũng "đá" qua vấn nạn bạo lực ở các cơ sở mầm non tư nhân, cuộc cải cách tiếng Việt gây ồn ào và một nhân vật gây tò mò bậc nhất năm 2017.

Một trong những vấn đề nhức nhối nhất của năm 2017 - "cuộc chiến" tại các trạm BOT - đã lọt vào tầm... châm biếm của Táo quân. Đặt tình huống thiên đình cũng xây dựng trạm BOT, Táo quân có cái cớ để tạo ra nhiều tình huống dở khóc dở cười.

Ngoài BOT, Nam Tào, Bắc Đẩu còn "đá xéo" các Táo Kinh tế, Táo Quy hoạch, Táo Y tế, Táo Môi trường để làm bật ra các vấn đề như các đại dự án lỗ hàng ngàn tỉ đồng, chuyện bán đảo Sơn Trà, thuốc ung thư giả, ô nhiễm môi trường...

Đây là năm thứ 15 của Táo quân trên kênh VTV. Chương trình năm nay phát sóng vào 20h ngày 30 tết, có sự tham gia của dàn diễn viên: Quốc Khánh, Xuân Bắc, Công Lý (bộ ba Ngọc Hoàng, Bắc Đẩu, Nam Tào), Quang Thắng (Táo Kinh tế), Vân Dung (Táo Y tế), Tự Long (Táo Xã hội), Chí Trung (Táo Quy hoạch)...

Từ bolero đến công nghệ 4.0

Ông Minh Hải - trưởng ban văn nghệ của HTV - cho biết Táo quân năm 2018 (kịch bản: nhóm tác giả, đạo diễn: Lý Khắc Lynh, phát sóng vào tối 30 tết trên kênh HTV9) sẽ không hẳn là vở kịch mà chọn hình thức tạp kỹ với khá nhiều thể loại: ca múa nhạc, kịch, hài, xiếc, rối, ảo thuật..., có cả biểu diễn tương tác với màn hình LED, để từ đó bước ra 12 nhân vật trong kịch Táo.

Nếu HTV chọn hình thức tạp kỹ đa màu sắc thì Đài PT-TH Long An năm nay vẫn là thể loại kịch nhưng ưu tiên đưa nhiều ca khúc bolero vào kịch táo Con chó đá (kịch bản: Diệp Vàm Cỏ, đạo diễn: Hoàng Duẩn - Vũ Thanh, phát sóng đêm 30 tết trên kênh LA34). Vở dài khoảng 50 phút với sự tham gia của các diễn viên: Hữu Nghĩa, Vũ Thanh, Bảo Trí, Mai Dũng, Hoàng Duẩn, Hạnh Thúy...

Táo quân Đài THVL chọn hình thức thể hiện khá mới mẻ khi pha trộn giữa hài kịch và phim truyện. Giải cứu Ngọc Hoàng đề cập đến các vấn đề đang nóng trong xã hội như BOT, bảo mẫu hành hạ trẻ, bệnh viện quá tải, "cát tặc" trên sông..., dự kiến phát sóng vào lúc 20h ngày 15-2 (30 tết) trên THVL1.

Đài PT-TH Đồng Nai thực hiện chương trình Táo quân dài 40 phút mang tên Ngọc Hoàng vi hành (kịch bản: Huỳnh Tiến Khoa, đạo diễn: Chánh Trực). Nằm trong chương trình đặc biệt chào xuân Mậu Tuất 2018 phát sóng ngay đêm 30 tết, vở kịch này tập hợp lực lượng các nghệ sĩ hài trẻ và khá tên tuổi trên sóng truyền hình hiện nay như Thu Trang, Tiến Luật, Chánh Trực, Huỳnh Tiến Khoa, Hữu Tín, Hữu Phước...

Vở nhấn mạnh thái độ ứng xử của con người với mạng xã hội, cuộc cách mạng 4.0 và đặt ra câu hỏi đầy trăn trở: Công nghệ liệu có thể thay thế sự giao lưu giữa con người với con người không? 

Khai thác mạng xã hội nên vở có khá nhiều những câu chuyện vui buồn: khi ông Táo chơi Facebook, bán hàng online, tích cực livestream, Ngọc Hoàng phải nạp thẻ cào...

Gặp nhau cuối năm:

Nóng nhất chuyện tranh đoạt "ghế"

Phần hay nhất của Gặp nhau cuối năm (VTV) năm nay chính là trò chơi giành ghế. Một trò chơi rất vui của thanh niên được đặt trong bối cảnh Thiên đình lại trở thành một thủ pháp để lột trần bộ mặt của các Táo.

Trong trò chơi đầy cao tay do Ngọc Hoàng bày ra, chiếc ghế đơn giản chỉ là chiếc ghế nhưng với các Táo, ghế tượng trưng cho quyền lực và họ sống chết để giành được ghế. Chỉ xung quanh trò chơi này, rất nhiều tình huống thú vị, những câu thoại tức cười được bật ra. 

Đây cũng là chương cuối đầy kịch tính cho dàn diễn viên bộc lộ mảng miếng, duyên hài của từng người. Ngọc Hoàng năm nay cho thấy quyết tâm lớn của Thiên đình trong việc bài trừ tham nhũng, làm trong sạch đội ngũ.

Để tránh tình trạng bị vi phạm bản quyền tràn lan như mọi năm, VTV đã đăng ký bảo vệ bản quyền chương trình Táo quân tại Mỹ và Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Táo quân 2018 nhộn nhịp với BOT, U23 và mạng xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO