Chênh lệch giữa giá mua vào - bán ra được một số đơn vị kinh doanh nới rộng trong ngày Thần Tài. Nếu bán vàng ngay sau khi mua hôm nay (14/2), khách hàng lập tức lỗ gần 1 triệu đồng/lượng.
Theo ghi nhận của Phóng viên Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, từ tờ mờ sáng 14/2 (mùng 10 tháng Giêng), tại một số điểm của thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng rất đông người xếp hàng trước các cửa hiệu vàng để mua cầu may dù giá vàng hôm nay có diễn biến "loạn giá", cao ở giá bán rất nhiều so với những ngày trước đó.
Thậm chí, trước đó, các chuyên gia khuyến nghị rằng người dân không nên đổ xô đi mua vàng trong ngày Thần Tài, bởi theo quy luật mọi năm chỉ sau đó giá vàng sẽ điều chỉnh giảm. Như vậy, nếu mua với số lượng lớn thì may mắn chưa thấy đâu mà đã lỗ ngay vì tích trữ vàng.
Đầu giờ sáng, vàng miếng SJC được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn - SJC niêm yết ở mức 36,75 - 37,08 triệu đồng một lượng (mua vào - bán ra). Cùng thời điểm, giá vàng miếng SJC của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ là 36,85 - 37,05 triệu đồng.
Trong khi đó, cùng là vàng miếng SJC nhưng giá tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý cao hơn Công ty SJC 120.000 đồng. Thậm chí, giá tại Tập đoàn DOJI cao hơn Công ty SJC tới gần nửa triệu đồng khi bán ra 37,5 triệu đồng.
Tới 14h, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 36,600 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,500 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 36,550 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,020 triệu đồng/lượng (bán ra). Chênh lệch giá mua bán lúc này ở mức khá cao và nếu bán vàng ngay sau khi mua hôm nay, khách hàng lập tức lỗ gần 1 triệu đồng/lượng.
Một số hình ảnh được phóng viên ghi lại trong ngày vía Thần Tài:
Tại Hà Nội
Tại TP HCM
Tại Đà Nẵng, Hải Phòng