Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của Tổ công tác, trong đó tập trung rà soát để loại bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết...
Trong đó, tập trung tiếp tục rà soát danh mục sản phẩm, hàng hóa, thủ tục kiểm tra chuyên ngành, các điều kiện kinh doanh thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách để đơn giản hóa, cắt giảm hoặc bãi bỏ điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, bảo đảm mục tiêu của Chính phủ đã đề ra; khẩn trương xây dựng, báo cáo Chính phủ dự thảo Nghị định sửa nhiều Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý.
Chính phủ thống nhất đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2018 tiếp tục xu thế phát triển tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát; mặt bằng lãi suất, thị trường ngoại hối ổn định; dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng; thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh; thu ngân sách nhà nước đạt khá; đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 10,4%.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý I tăng 22%, xuất siêu đạt khoảng 1,3 tỷ USD; cơ cấu nhập khẩu tích cực. Tăng trưởng kinh tế quý I ước đạt 7,38%, cao nhất trong 10 năm gần đây…
Tuy nhiên, theo PGS.,TS Tô Trung Thành - Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô (ĐH Kinh tế Quốc dân), với một nền kinh tế dựa vào khu vực FDI, chủ yếu là sản xuất gia công, Việt Nam cần cảnh giác với nguy cơ bước vào “bẫy giá trị thấp”.
Trong khi đó, PGS. TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh, cần tư duy lại về sự phát triển của doanh nghiệp Việt, xác định phát triển doanh nghiệp lấy nền tảng phải là khu vực tư nhân và trụ cột là các tập đoàn kinh tế tư nhân, tạo sức bật cho nền kinh tế.