Tàu cao tốc trên không chống kẹt xe: Chưa đúng thời điểm!

Sông Hàn 18/07/2018 06:30

Tình trạng kẹt xe ở TP HCM chưa bao giờ thôi nhức nhối, ảnh hưởng trực tiếp đời sống người dân và kéo lùi sự phát triển kinh tế của thành phố.

Tàu cao tốc trên không của Belarus được cho là có thể giúp kẹt xe, giảm ô nhiễm môi trường tại TP HCM.

Tình trạng kẹt xe ở TP HCM chưa bao giờ thôi nhức nhối, ảnh hưởng trực tiếp đời sống người dân và kéo lùi sự phát triển kinh tế của thành phố.

Vừa qua, TP HCM được giới thiệu công nghệ tàu cao tốc trên không của Belarus có thể giúp kẹt xe, giảm ô nhiễm môi trường.

Theo giới thiệu, loại tàu cao tốc này có thể xây dựng ở những địa hình phức tạp, như đồi núi sông biển mà không phải khoét sâu vào lòng đất. Hệ thống thiết kế đơn giản, với nút hỗ trợ trên cầu vượt chia làm 2 tuyến để tàu di chuyển trơn tru. Tốc độ vận hành của tàu này có thể lên tới 150 km/h trong nội thành và 500 km/h ở ngoại thành.

Đây là một giải pháp trên cao dùng xe lửa chạy trên các cầu sắt, một số nước trên thế giới đã làm như Trung Quốc, Đức và Nhật Bản..v..v. Đường sắt treo đầu tiên của thế giới được xây dựng tại thành phố Wuppertal của Đức năm 1901 và hiện vẫn hoạt động. Còn, Chiba Urban Monorail của Nhật Bản, được xây dựng năm 1988, là tuyến đường sắt treo rộng nhất thế giới, bao gồm hai đường chạy với tổng chiều dài 15,2 km.

Có thể bạn quan tâm

  • Kẹt xe kéo lùi phát triển kinh tế của TP HCM

    11:10, 12/07/2018

  • Đà Nẵng giải quyết kẹt xe, tắc đường ra sao?

    16:33, 11/07/2018

  • Ý tưởng khởi nghiệp ra đời từ tình trạng kẹt xe

    04:08, 06/03/2018

  • Trung bình 15 ngày trong năm người Việt kẹt xe 1 tiếng mỗi ngày

    11:13, 27/10/2017

  • Kẹt xe tại TP HCM: Các cấp, ngành phải “xắn tay” vào cuộc

    21:32, 23/01/2017

  • Hiến kế chống kẹt xe: Giảm lượng người di chuyển

    08:52, 23/01/2017

  • Hơn 5.500 tỷ đồng đầu tư dự án giảm kẹt xe cho Tân Sơn Nhất

    17:03, 06/01/2017

  • Kẹt xe hay kẹt… ý thức?

    09:14, 06/01/2017

Thừa nhận, tình trạng kẹt xe ở TP HCM luôn là vấn đề nhức nhối không biết bao giờ có hồi kết. Thực tế cho thấy, con người khi rơi vào một điểm kẹt xe, ngập úng, tâm trạng sẽ bức xúc, bất lực, ảnh hưởng không tốt đến công việc, đời sống tinh thần… Những người lao động khi ra khỏi nhà để đến nơi làm việc, hoặc rời công ty, cơ quan để trở về nhà, đa phần họ đều mang tâm trạng háo hức.

Thế nhưng, gặp cảnh kẹt xe, phải ở trong một mớ hỗn độn: Không tiến, không lùi, đầu óc căng thẳng, khói xe ngập ngụa…, chính những con đường của thành phố này đã trút những căm phẫn vào người lao động, họ lại mang tâm trạng ấy vào công việc… Và cuối cùng, chủ đầu tư, cơ quan, doanh nghiệp là người phải “chịu trận” về những ảnh hưởng đó!?

Để khắc phục, các giải pháp mang tính cấp thiết được đưa ra để giải quyết như: Di dời các trường Đại học, cao đẳng ra ngoại thành; Kiểm soát cấp phép đầu tư xây dựng các nhà cao tầng; Điều chỉnh lệch giờ học, giờ làm việc giữa các cơ quan trường học; Thực hiện các chính sách kiểm soát hạn chế phương tiện xe cá nhân, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm giao thông của người tham gia giao thông… lại được thực hiện một cách nửa vời và gây nhiều tranh cãi.

Do đó, việc cần làm bây giờ là khảo sát, điều tra đánh giá nhu cầu của dân; Đánh giá hệ thống phương tiện công cộng, hệ thống cơ sở hạ tầng ra sao, từ đó đưa ra kịch bản phương tiện, mô hình cụ thể thì mới hiệu quả.

Tức là, phải làm sao để hạn chế xe cá nhân, phát triển xe công cộng, xe bus là phương tiện dễ nhất. “Nếu không hạn chế được phương tiện cá nhân, mở rộng thêm hệ thống xe bus thì không bao giờ giảm ùn tắc được ở cả Hà Nội, TP HCM. Điểm mấu chốt trên đã được ra rất nhiều lần rồi chỉ là chưa làm” - PGS.TS Phạm Xuân Mai nói.

Bên cạnh đó, một thách thức lớn được đặt ra là dù chúng ta có mời chuyên gia nước ngoài tư vấn thì e rằng họ cũng phải bó tay nếu cứ quy hoạch, phát triển theo kiểu hiện tại. Bao giờ có sự minh bạch cao, cộng với việc “chặt” được bàn tay của nhóm lợi ích “thò” vào công tác quy hoạch thì mới nói chuyện làm cái nọ cái kia cho nhân dân, cho thành phố.

Trong khi đó, tàu cao tốc trên không là loại hình giao thông chỉ hợp địa hình hiểm trở, phức tạp, dành cho khách du lịch, đi đến một điểm, chỉ có thể giải quyết giao thông cho một khu vực. Đó là chưa nói đến vấn đề xung quanh nó như chi phí  đầu tư, bảo dưỡng, vận hành đều cao, rồi bến bãi phục vụ…

Điều này đồng nghĩa, cáp treo, tàu cao tốc trên không lúc này rất khó ứng dụng, hoặc nếu có thì giai đoạn này chưa đúng thời điểm, chưa phải lúc. Bởi vì chúng ta đang cần một mạng lưới để giải quyết bài toán giao thông cho cả thành phố.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tàu cao tốc trên không chống kẹt xe: Chưa đúng thời điểm!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO