Ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) đã khẳng định như vậy vào chiều 19/3.
Ông Vũ Hồng Trường khẳng định, chưa có bất cứ tuyên bố nào của các cơ quan chức năng về thời gian chính thức tuyến đường sắt này được đưa vào vận hành.
Theo ông Trường: "Thành phố hay công ty chúng tôi chưa bao giờ phát ngôn tàu có thể chở khách từ 1/4. Hiện giờ có một số hạng mục chưa hoàn thiện như hệ thống kiểm vé tự động AFC và thang cuốn chưa có mái che".
Có thể bạn quan tâm
00:00, 18/03/2019
00:10, 11/03/2019
00:05, 04/03/2019
08:00, 19/02/2019
09:16, 15/02/2019
04:00, 10/12/2018
11:01, 16/10/2018
11:00, 27/09/2018
00:00, 21/09/2018
Theo đại diện Hanoi Metro, để tàu có thể chính thức đưa vào hoạt động cần phải trải qua nhiều đợt kiểm định, giám sát chặt chẽ của nhiều cơ quan chức năng. Do vậy, khó xác định được thời điểm chính xác tàu đi vào vận hành.
Liên quan đến hiệu qua của tuyến đường sắt này, đại diện Hanoi Metro cho biết, tất cả các dự án đầu tư vào hạ tầng, nhất là đường sắt đô thị như tuyến Cát Linh - Hà Đông là dự án đầu tư vào lĩnh vực công ích "nên nếu như đứng trên góc độ hiệu quả tài chính là rất thấp".
Theo ông Trường, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông phải được đánh giá trên quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp theo giá M (giá có tính đến những yếu tố hiệu quả), tức là vấn đề về chống ùn tắc giao thông, chống ô nhiễm, thúc đẩy phát triển ở khu vực hành lang của tuyến.
"Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã được cơ quan chuyên môn lập, các cơ quan thẩm định, các bộ, ban, ngành và Thủ tướng phê duyệt trên cơ sở đã xem xét, đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp là rất cao. Cho nên đã quyết tâm để thực hiện". - Ông Trường nói.
Liên quan đến việc điều chỉnh các tuyến nhằm cắt giảm diện tích mặt đường bị lãng phí khi có đường sắt trên cao, ông Trường cho biết, không có chuyện cấm buýt để đường sắt độc quyền. Theo đó, ở đầu Cát Linh vẫn có 7 tuyến xe buýt kết nối. Ở Yên Nghĩa là 11 tuyến, rất thuận tiện cho người dân. Một phút là có xe buýt ngay, chậm nhất là 2 phút. Mỗi nhà ga dọc đường có tối thiểu từ 2-3 tuyến xe buýt kết nối.
Trước đó, trong lần chỉ đạo mới đây ngày 15/3, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu tất cả các hạng mục xây dựng, thiết bị bắt buộc phải đảm bảo an toàn khi đưa vào khai thác, đảm bảo an toàn khi vận chuyển hành khách.
Bộ trưởng Thể đề nghị tổng thầu phải chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện tất cả các hạng mục công việc còn lại của dự án, thực hiện đầy đủ các quy trình vận hành, duy tu, nghiệm thu theo đúng quy định pháp luật.
Người đứng đầu Bộ GTVT cũng yêu cầu tổng thầu, Ban quản lý dự án đường sắt, các đơn vị liên quan của TP Hà Nội tiếp tục làm việc với nhau để thống giải pháp thực hiện, tập trung hoàn thành các hạng mục còn lại, sớm đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào vận hành thương mại.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài gần 13 km, gồm 12 nhà ga đi toàn bộ trên cao. Thời gian thực hiện Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông ban đầu là 11/2008 tới 11/2013, với tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD, tuy nhiên dự án đã “lỡ hẹn” đến tháng 4/2010 mới được động thổ và tháng 10/2011 thì chính thức triển khai.
Sau đó vì nhiều lý do khác nhau, nhất là phải xác định lại tổng mức đầu tư, vướng giải phóng mặt bằng, dự án đã nhiều lần phải điều chỉnh tiến độ.
Tại buổi làm việc với UBND thành phố Hà Nội vào tháng 4 năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể “chốt” lần cuối tiến độ dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vào vận hành thương mại cuối năm 2018.
Gần đây nhất, những đơn vị có trách nhiệm đã đề xuất, tàu Cát Linh – Hà Đông sẽ kết thúc chạy thử vào cuối quý 1/2019 và chính thức vận hành tuyến từ tháng 4/2019.
Tuy nhiên, đến thời điểm này - ngày 20/3 tuyến đường sắt này vẫn chưa “chốt” được ngày được đưa vào vận hành.