Tàu Cát Linh - Hà Đông vận hành thử: Liệu có “thuận buồm xuôi gió”?

Diendandoanhnghiep.vn Thêm một lần nữa cụm từ “Cát Linh –Hà Đông” lại trở nên “nóng” trên các mặt báo và mạng xã hội.

Tàu Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành thử trong vòng 20 ngày để tư vấn của Pháp đánh giá có đủ điều kiện an toàn đưa vào khai thác.

Tàu Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành thử trong vòng 20 ngày để tư vấn của Pháp đánh giá có đủ điều kiện an toàn đưa vào khai thác.

Từ ngày 12/12, các đoàn tàu tuyến Cát Linh - Hà Đông được vận hành từ 5h đến 23h hàng ngày. Đoàn tàu sẽ dừng tại mỗi ga khoảng 30 giây để hành khách lên xuống. Tần suất khoảng 6-7 phút mỗi chuyến, giờ cao điểm có thể 2-3 phút mỗi chuyến.

Lãnh đạo Ban quản lý Dự án đường sắt đô thị cho biết, trước khi vận hành thử toàn hệ thống 20 ngày, tổng thầu dự án (Tổng thầu Trung Quốc) sẽ cho chạy thử đoàn tàu trong 8 ngày để kiểm tra, nghiệm thu các hạng mục chuyên biệt.

Nguyên nhân vận hành thử trên là do Tổng thầu Trung Quốc chưa cung cấp được các chứng chỉ, hồ sơ tài liệu kỹ thuật an toàn, các kết quả thử nghiệm an toàn từ nhà sản xuất. Bên cạnh đó, chưa thực hiện đầy đủ giải pháp đánh giá bằng thử nghiệm thực tế tại hiện trường, dẫn đến chưa đủ cơ sở để tư vấn độc lập hoàn tất đánh giá an toàn của đoàn tàu.

Vì vậy, phía tư vấn đề xuất thực hiện công tác đánh giá kiểm chứng tại hiện trường trong thời gian vận hành 20 ngày cuối cùng và diễn tập các tình huống khẩn cấp. Giai đoạn vận hành thử toàn hệ thống 20 ngày cũng có sự theo dõi của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước.

Như đã biết, ban đầu dự kiến dự án hoàn thành và đưa vào khai thác thương mại vào 2/9/2014, sau đó liên tiếp cả chục lần lùi tiến độ hoàn thành: tháng 6/2015; tháng 6/2016, rồi tháng 12/2016; tháng 2/2017; tháng 10/2017; tháng 9/2018; Tết Kỷ Hợi 2019; 30/ 4/2019. Tuy nhiên, “đích” mới nhất của tuyến này là hoàn thành vào cuối năm 2020 đầu năm 2021.

Về vốn, tuyến Cát Linh - Hà Đông lúc đầu được phê duyệt tổng mức đầu tư là hơn 8.769 tỷ đồng (552 triệu USD) bằng nguồn vốn vay ODA Trung Quốc và đối ứng của Việt Nam, sau đó bị đội lên 18.001 tỷ đồng (891,9 triệu USD), tương đương mức “đội vốn” là 205,27%. Đến nay dự án chưa đưa vào sử dụng được một ngày nào nhưng đã phải bố trí vốn để trả nợ gốc theo hiệp định vay vốn.

Phải nói rằng, cả TP.HCM và Hà Nội đang đô thị hoá mạnh mẽ và phát triển bùng nổ, trở thành những siêu đô thị 10 triệu dân với nhiều nét tương đồng. Vì thế, việc tập trung đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị được coi như giải pháp mang tính then chốt của cả hai thành phố.

Tuy vậy, các dự án đường sắt đô thị hiện nay có khá nhiều vấn đề, mà mẫu số chung là dự án lớn, tổng mức đầu tư rất lớn nhưng lại chậm tiến độ, đội vốn nhiều lần, gây bức xúc dư luận và Dự án Cát Linh – Hà Đông là minh chứng điển hình.

Không điển hình sao được khi mà gần 10 năm thi công, trải qua 4 nhiệm kỳ Bộ trưởng, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông từ một công trình vận tải vì lợi ích dân sinh, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên đã trở thành nỗi thất vọng của người dân Thủ đô. Gánh nặng nợ công đè nặng lên mỗi người dân.

Nên cũng không bất ngờ khi các chuyên gia giao thông cho rằng, Hà Nội không nên đặt kỳ vọng quá nhiều vào đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Bởi nó không giải quyết được nhiều vấn đề trên hành lang này trong thời điểm hiện tại, nó đã quá chậm so với thời điểm vàng xây dựng tuyến và kỳ vọng đột phá. Nếu đưa dự án vào hoạt động từ năm 2014 thì hiệu quả sẽ tích cực hơn bây giờ gấp nhiều lần.

Một vấn đề đặt ra ở đây là, đội vốn ít còn có thể chấp nhận, chứ đội vốn nhiều thì cần làm rõ nguyên nhân. Cùng với đó, cần xử lý tình trạng chủ đầu tư lựa chọn giải pháp an toàn đó là ‘làm đúng quy trình nhưng chậm tiến độ chỉ bị khiển trách, còn làm nhanh mà sai có thể bị kỷ luật’. Thực tế, đến nay vẫn chưa có lãnh đạo nào của Bộ GTVT phải chịu kỷ luật vì để xảy ra bức xúc xã hội nói trên.

“Dù đưa ra lý do gì thì các chủ đầu tư vẫn chưa làm tròn trách nhiệm. Và khi đã xảy ra tình trạng trên, phải làm rõ trách nhiệm để xử lý nghiêm minh, không phải nêu ra vậy rồi tất cả đều “bình an”, chưa thấy ai bị phê bình  hay kỷ luật gì từ các dự án metro”. - TS Nguyễn Hữu Đức (chuyên gia giao thông) nói thẳng.

Rõ ràng, khi nhìn vào tiến độ dự án, số nhân sự vận hành, số tiền bội chi… người dân vẫn thấy con số tiêu tốn vào dự án nó khủng đến mức nào. Trong khi, đến nay cũng chưa có một cái gì của Dự án để có thể đổi lấy niềm tin của dư luận.

Dù thế nào đi nữa, được tin “vận hành thử tàu Cát Linh-Hà Đông”, không ít người nghe mà mừng rơi nước mắt. Và ai cũng mong quá trình chạy thử nghiệm sẽ “thuận buồm xuôi gió” để nó không lỡ hẹn lần thứ 9.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tàu Cát Linh - Hà Đông vận hành thử: Liệu có “thuận buồm xuôi gió”? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714165657 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714165657 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10