Tây Nguyên cần tự lực tự cường trong phát triển kinh tế - xã hội

Diendandoanhnghiep.vn Đây là quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính khi dự hội nghị phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên.

>>Dùng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo nợ vay- Lối thoát nào cho chủ doanh nghiệp?

Ngày hôm qua (20/11) tại Thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Đột phá - Bao trùm - Toàn diện - Bền vững là những tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu phát triển Vùng Tây Nguyên của Thủ tướng Chính Phủ. Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Nhưng, theo Thủ tướng, Tây Nguyên phát triển chưa tương xứng do 4 nguyên nhân chính. Đó là kết cấu hạ tầng còn bất cập; nguồn lực còn thiếu; kết nối vùng còn chưa tốt; chưa xây dựng được nhiều thương hiệu quốc gia, quốc tế.

Thủ Tướng cùng các đại biểu tham dự hội nghị .

Thủ Tướng cùng các đại biểu tham dự hội nghị .

Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm: Công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết; phát triển kinh tế vùng nhanh và bền vững; phát triển văn hóa - xã hội và nguồn nhân lực; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, du lịch đặc sắc; tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách liên kết vùng; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng đã đưa ra 23 nhiệm vụ cụ thể và 09 dự án đầu tư và hạ tầng giao thông kết nối và phân công cho các bộ, ngành triển khai thực hiện, có lộ trình thời gian cụ thể.

Chương trình hành động của Chính phủ có nhiều điểm mới, có tính đột phá trong phát triển của Vùng nhất là về định hướng phát triển, mục tiêu cụ thể, giải pháp rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể; gắn với một số chủ trương lớn về xây dựng cơ chế chính sách đặc thù sẽ là cơ sở và là cơ hội cho Vùng Tây Nguyên phát triển trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045.

a

Đột phá - Bao trùm - Toàn diện - Bền vững là những tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu phát triển Vùng Tây Nguyên của Thủ tướng Chính Phủ. 

Song song với hành động của Chính Phủ, Tây nguyên phải tự lực tự cường, đi lên bằng bàn tay, khối óc và khung trời, mảnh đất của mình. Lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, đột phá và chiến lược lâu dài là quyết định. Nhất là nguồn lực của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào vùng Tây Nguyên.

Thúc đẩy phát triển trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc vùng Tây nguyên. Điều này phải gắn với phát triển doanh nghiệp trong từng lĩnh vực, làm cầu nối cho nhu cầu của các đơn vị, tổ chức, cá nhân.

Cũng tại Hội nghị, các tổ chức quốc tế, hiệp hội doanh nghiệp tham luận về việc hợp tác đầu tư đẩy mạnh kết nối hạ tầng vùng Tây Nguyên với hạ tầng quốc gia. Các doanh nghiệp của Việt Nam đã nhận biên bản ghi nhớ hợp tác nhiều dự án lớn với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 130.000 tỷ đồng.

Gửi gắm tới các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, Thủ tướng nói, đã cam kết thì phải thực hiện, và đã thực hiện thì phải hiệu quả, trên cơ sở hài hòa lợi ích người dân, doanh nghiệp và Nhà nước. Chương trình hành động của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương nỗ lực thực hiện để đưa Vùng Tây Nguyên phát triển nhanh và bền vững.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tây Nguyên cần tự lực tự cường trong phát triển kinh tế - xã hội tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713631055 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713631055 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10