Danh mục tín dụng của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, HoSE: TCB) tiếp tục chuyển dịch từ cho vay doanh nghiệp lớn sang cho vay cá nhân.
>>>Techcombank tiếp tục tăng trưởng mạnh trong Quý 3/2022, tỷ lệ CASA vẫn dẫn đầu
Việc dịch chuyển cơ cấu tín dụng đã và đang giúp TCB giảm thiểu rủi ro danh mục tín dụng và tăng hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng.
TCB vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022, với các mảng cốt lõi đều tăng trưởng tích cực. Theo đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 20,8 nghìn tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 30/9/2022, tổng tài sản của TCB đạt 671,4 nghìn tỷ đồng, tăng 23,9%. Danh mục tín dụng của TCB tiếp tục được chuyển dịch từ cho vay doanh nghiệp lớn sang cho vay cá nhân, giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sử dụng vốn. Theo đó, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 61,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 222,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 49,0% danh mục tín dụng của ngân hàng này. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng 22,7%, đạt 70,7 nghìn tỷ đồng; Tổng dư nợ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp lớn (bao gồm cho vay và trái phiếu) giảm 12,5%, chiếm 35,5% dư nợ tín dụng toàn ngân hàng.
Trong quý 3, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của TCB theo Basel II ở mức 15,7%, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8,0%. Tỷ lệ nợ xấu tại ngày 30/9 của TCB ở mức 0,6% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 165,0%.
>>>Techcombank trong Top đầu doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam
20,8 nghìn tỷ đồng là lợi nhuận trước thuế quý III/2022 của TCB, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong bối cảnh thanh khoản không còn dồi dào nên các khách hàng tăng cường tối ưu nguồn tiền cho hoạt động kinh doanh và đầu tư. Vì vậy, CASA (tiền gửi không kỳ hạn) của cả ngành ngân hàng giảm nhẹ và TCB cũng không ngoại lệ (Tỷ lệ CASA của TCB duy trì ở mức 46,5%). Hiện tổng tiền gửi của TCB tại ngày 30/9 là 318,9 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Phùng Quang Hưng- Phó TGĐ thường trực TCB, cho biết trong dài hạn, TCB đặt mục tiêu tỷ lệ CASA trên 55%. Để tăng cao tỷ lệ CASA, TCB kiên định mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm. CASA của TCB đến từ việc sử dụng sản phẩm tài chính hàng ngày và cả không thường xuyên.
“Trong chiến lược phát triển, TCB luôn tính đến phương án thị trường chưa thuận lợi theo chu kỳ kinh tế. Điều quan trọng nhất là tăng trưởng theo đúng quỹ đạo và các chỉ số tài chính theo đúng mục tiêu của Ngân hàng. Trong bối cảnh hiện tại, dù chi phí vốn tăng nhưng TCB vẫn dẫn đầu về tỷ lệ CASA”.
Trước lo ngại về những khó khăn của mảng trái phiếu có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của TCB, ông Phùng Quang Hưng cho biết tại TCB, cách tiếp cận hoạt động kinh doanh tín dụng rất khác biệt. Theo đó, ngân hàng thực hiện một cách trọng tâm và có lựa chọn phân khúc khách hàng có giá trị cao và có rủi ro thấp.
TCB tận dụng chuỗi giá trị để nắm rõ về từng lĩnh vực kinh tế để hiểu khách hàng và quản lý được toàn bộ dòng tiền trong chuỗi giá trị. Khi dịch chuyển sang cho vay khách hàng cá nhân thì 80% là dư nợ khách hàng vay mua nhà, có thu nhập cao. Bên cạnh đó, phần lớn khoản vay là thế chấp đều có giá trị cao.
Điểm khác biệt nữa là quản lý dòng tiền từ đầu vào, đến thực hiện dự án (chủ đầu tư) và cho vay đầu cuối mua nhà.
Có thể bạn quan tâm
Techcombank đã hợp tác cùng tập đoàn Masan mang đến dịch vụ tài chính “Ngân hàng trong tầm tay”
16:11, 28/09/2022
Techcombank - Ngân hàng số tốt nhất cho khách hàng tại Việt Nam
11:31, 25/08/2022
Giải chạy marathon Techcombank lần đầu cùng thông điệp dấu ấn vượt trội
13:43, 24/08/2022
Thương hiệu tài chính dành cho thế hệ “Why Not” của Techcombank
18:00, 15/08/2022